Ông Mahmood Pradhan, cố vấn cao cấp của IMF tại khu vực châu Á-Thái BìnhDương, khẳng định Nhật Bản có nguồn dự trữ dư dả, do đó, nước này có thể tự mìnhđáp ứng các nhu cầu tái thiết. Bên cạnh đó, các khoản tiền này sẽ không gây tácđộng dài hạn đối với nền kinh tế Nhật Bản.
Theo đó, tăng trưởng kinh tế của đất nước Phù Tang sẽ chỉ chậm lại trong thờigian ngắn sau đó sẽ lại phục hồi, thậm chí còn vượt thời kỳ trước khi xảy rathảm họa. Bên cạnh đó, giới chức IMF còn hoan nghênh các thể chế tài chính củaNhật Bản, đặc biệt là Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), vì đã có phản ứngnhanh chóng và mang tính quyết định sau thảm họa kép.
Liên quan cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay, IMF nhấn mạnh rất khó có thểđánh giá nguy cơ hạt nhân hiện nay bởi chưa rõ khi nào cuộc khủng hoảng hạt nhânkết thúc. Tình trạng thiếu điện do sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukishima số1 cũng như việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân khác ít nhiều đe dọa triểnvọng phục hồi kinh tế của Nhật Bản.
Theo kế hoạch, IMF sẽ công bố báo cáo dự báo tăng trưởng của mình vào ngày11/4 tới và tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong năm nay có thể sẽ giảm mạnhso với dự báo 1,6% hồi tháng 1.
Trong một diễn biến khác, giới chức IMF khẳng định đồng yen Nhật Bản đượcđịnh giá đúng sau khi Nhóm 7 nước phát triển (G-7) nhất trí can thiệp vào thịtrường tiền tệ nước này, đồng thời phủ nhận quan điểm việc đồng yên tăng giá sovới đồng USD là do các nhà đầu tư Nhật Bản đã ồ ạt bán tài sản ở nước ngoài rồichuyển ra tiền yên để chuyển về nước sau thảm họa.
Trong phiên giao dịch tại thị trường chứng khoán Tokyo sáng cùng ngày, chỉ sốNikkei 225 đã tăng 130,48 điểm, tương đương 1,4% lên mức 9.565,49 điểm. Chỉ sốTopix của các cổ phiếu hạng nhất cũng tăng 1,2%, đạt 864,13 điểm.
Các nhà đầu tư cho biết sở dĩ chỉ số chứng khoán Nhật Bản tăng là do thịtrường chứng khoán tại Mỹ có những dấu hiệu khởi sắc như việc tăng các khoản lãivà tỷ lệ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm./.