Tại Hội nghị Quốc tế về Phát triển bền vững (ICSD) do Indonesia phối hợp với Mạng lưới các Giải pháp Phát triển Bền vững Liên hợp quốc (SDSN) tổ chức bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bali ngày 6/10, nước chủ nhà đã đề xuất 4 bước cho phát triển thân thiện với môi trường.
Phóng viên TTXVN có mặt Bali cho biết Hội nghị ICSD có một ý nghĩa rất quan trọng và thu hút dược sự chú ý của dư luận trong nước Indonesia và quốc tế, bởi nó được tổ chức và diễn ra cùng với những nỗ lực của Diễn đàn Hợp tác Quốc tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) dành sự ưu tiên cho 3 mục tiêu chính cho chương trình nghị sự năm 2013, trong đó có mục tiêu tiêu tăng trưởng bền vững và công bằng.
Ngoài ra Hội nghị còn là cột mốc đánh dấu sự ra đời của với Mạng lưới các Giải pháp Phát triển Bền vững Đông Nam Á (SDSN-SEA) và với Mạng lưới các Giải pháp Phát triển Bền vững Indonesia (SDSN-I).
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono cho biết thu nhập bình quân của số người thuộc tầng lớp trung lưu trên toàn cầu - mới chỉ ở mức 10.000 USD/người cách đây vài năm, đã tăng lên 10.000-30.000 USD/người năm 2013.
Những người này sẽ cần nhiều hàng hóa và dịch vụ, gây áp lực lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Do đó, thách thức lớn nhất là làm thế nào thay đổi cách phát triển để thân thiện hơn với môi trường.
Tổng thống Yudhoyono lưu ý rằng nền kinh tế thế giới sẽ tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn khoảng 40% vào năm 2030, và việc đánh bắt thủy sản quá mức, ô nhiễm và phá hủy môi trường sống đã đe dọa hệ sinh thái biển.
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ước tính 80% lượng cá của thế giới đã được khai thác, tuyệt chủng, hoặc đang bị đe dọa. Còn Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ước tính thế giới hiện có khoảng 870 triệu người suy dinh dưỡng.
Tổng thống Yudhoyono nhấn mạnh rằng thế giới đang gặp phải nhiều vấn đề môi trường, mặc dù không phải tất cả trong số đó là do phát triển, từ đó ông đã đưa ra 4 bước tập thể có thể và cần được thực hiện.
Đó là nâng cao toàn cầu hóa mới để kết nối tất cả các lĩnh vực chính phủ, doanh nhân, và người dân trong quan hệ đối tác và hợp tác quốc tế nhằm giài quyết các vấn đề mới nhất; trung thực trong đánh giá những nỗ lực trong nước và đóng góp để xác định những điểm mạnh và yếu mình nhằm thoát khỏi những nỗ lực có thể gây áp lực lên môi trường và làm suy yếu sự phát triển bền vững; thúc đẩy sự liên kết các đòi hỏi về môi trường trong phát triển chiến lược để đảm bảo cho điều chỉnh cơ cấu kinh tế, bao gồm cả tiêu thụ và mô hình sản xuất; chính phủ và tất cả các bên liên quan cần phải làm việc trong quan hệ đối tác trong thúc đẩy tăng trưởng bền vững, theo đó cần có một sự hợp tác quốc tế hơn, làm việc theo nhóm và cạnh tranh địa chính trị ít hơn./.
Phóng viên TTXVN có mặt Bali cho biết Hội nghị ICSD có một ý nghĩa rất quan trọng và thu hút dược sự chú ý của dư luận trong nước Indonesia và quốc tế, bởi nó được tổ chức và diễn ra cùng với những nỗ lực của Diễn đàn Hợp tác Quốc tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) dành sự ưu tiên cho 3 mục tiêu chính cho chương trình nghị sự năm 2013, trong đó có mục tiêu tiêu tăng trưởng bền vững và công bằng.
Ngoài ra Hội nghị còn là cột mốc đánh dấu sự ra đời của với Mạng lưới các Giải pháp Phát triển Bền vững Đông Nam Á (SDSN-SEA) và với Mạng lưới các Giải pháp Phát triển Bền vững Indonesia (SDSN-I).
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono cho biết thu nhập bình quân của số người thuộc tầng lớp trung lưu trên toàn cầu - mới chỉ ở mức 10.000 USD/người cách đây vài năm, đã tăng lên 10.000-30.000 USD/người năm 2013.
Những người này sẽ cần nhiều hàng hóa và dịch vụ, gây áp lực lên tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Do đó, thách thức lớn nhất là làm thế nào thay đổi cách phát triển để thân thiện hơn với môi trường.
Tổng thống Yudhoyono lưu ý rằng nền kinh tế thế giới sẽ tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn khoảng 40% vào năm 2030, và việc đánh bắt thủy sản quá mức, ô nhiễm và phá hủy môi trường sống đã đe dọa hệ sinh thái biển.
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) ước tính 80% lượng cá của thế giới đã được khai thác, tuyệt chủng, hoặc đang bị đe dọa. Còn Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) ước tính thế giới hiện có khoảng 870 triệu người suy dinh dưỡng.
Tổng thống Yudhoyono nhấn mạnh rằng thế giới đang gặp phải nhiều vấn đề môi trường, mặc dù không phải tất cả trong số đó là do phát triển, từ đó ông đã đưa ra 4 bước tập thể có thể và cần được thực hiện.
Đó là nâng cao toàn cầu hóa mới để kết nối tất cả các lĩnh vực chính phủ, doanh nhân, và người dân trong quan hệ đối tác và hợp tác quốc tế nhằm giài quyết các vấn đề mới nhất; trung thực trong đánh giá những nỗ lực trong nước và đóng góp để xác định những điểm mạnh và yếu mình nhằm thoát khỏi những nỗ lực có thể gây áp lực lên môi trường và làm suy yếu sự phát triển bền vững; thúc đẩy sự liên kết các đòi hỏi về môi trường trong phát triển chiến lược để đảm bảo cho điều chỉnh cơ cấu kinh tế, bao gồm cả tiêu thụ và mô hình sản xuất; chính phủ và tất cả các bên liên quan cần phải làm việc trong quan hệ đối tác trong thúc đẩy tăng trưởng bền vững, theo đó cần có một sự hợp tác quốc tế hơn, làm việc theo nhóm và cạnh tranh địa chính trị ít hơn./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)