Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia, Susilo Siswoutomo, cho biết nước này sẽ đưa kho chứa khí đốt nổi Lampung vào hoạt động vào giữa năm 2014.
Kho chứa nổi trên biển nói trên - thuộc sở hữu của liên doanh giữa Công ty PT Rekayasa Industri (Indonesia) và công ty Hoegh LNG Ltd (Nauy), với dung lượng lưu giữ 170.000m3 khí, do Công ty Hyundai Heavy Industries Co Ltd của Hàn Quốc thực hiện tại khu liên hợp đóng tàu khổng lồ của nước này tại Ulsan.
Hiện Công ty quốc doanh phân phối khí đốt Perusahaan Gas Negara (PGN) của Indonesia đã ký hợp đồng với liên doanh thuê kho chứa nổi khổng lồ này, thời hạn 20 năm, với giá 140.000 USD/ngày.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc PGN Jobi Triananda Hasjim cho biết để sử dụng kho chứa nổi, PGN sẽ cần phải đầu tư khoảng 400 triệu USD, trong đó 104 triệu USD để xây dựng hệ thống neo, 150 triệu USD cho hệ thống ống dẫn. Công ty hiện đã bắt đầu triển khai việc xây dựng các cơ sở hỗ trợ, cả ở trên bờ lẫn dưới nước.
Thứ trưởng Susilo Siswoutomo cho biết chính phủ sẽ đảm bảo cung cấp khí dưới dạng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho kho chứa từ nhà máy Bontang LNG ở Đông Kalimantan, hoặc nhà máy Tangguh LNG ở Papua, và đây sẽ là nguồn cung đáp ứng nhu cầu sử dụng của các khách hàng tiêu dùng, bao gồm chủ yếu là ngành công nghiệp ở tỉnh Lampung và một phần phía Tây của đảo Java thông qua tuyến đường ống trung chuyển Nam Sumarta-Tây Java.
Trước khi kho chứa nổi được đưa vào hoạt động, PGN cũng sẽ xây dựng đường ống phân phối khí dài 88km ở Lampung và một số cơ sở hạ tầng liên quan khác.
Trong năm 2012, PGN đã phục vụ cho 89.000 khách hàng trong cả nước với lượng tiêu thụ 40.000 m3/ngày trong đó các ngành công nghiệp chiếm tới 90%./.
Kho chứa nổi trên biển nói trên - thuộc sở hữu của liên doanh giữa Công ty PT Rekayasa Industri (Indonesia) và công ty Hoegh LNG Ltd (Nauy), với dung lượng lưu giữ 170.000m3 khí, do Công ty Hyundai Heavy Industries Co Ltd của Hàn Quốc thực hiện tại khu liên hợp đóng tàu khổng lồ của nước này tại Ulsan.
Hiện Công ty quốc doanh phân phối khí đốt Perusahaan Gas Negara (PGN) của Indonesia đã ký hợp đồng với liên doanh thuê kho chứa nổi khổng lồ này, thời hạn 20 năm, với giá 140.000 USD/ngày.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc PGN Jobi Triananda Hasjim cho biết để sử dụng kho chứa nổi, PGN sẽ cần phải đầu tư khoảng 400 triệu USD, trong đó 104 triệu USD để xây dựng hệ thống neo, 150 triệu USD cho hệ thống ống dẫn. Công ty hiện đã bắt đầu triển khai việc xây dựng các cơ sở hỗ trợ, cả ở trên bờ lẫn dưới nước.
Thứ trưởng Susilo Siswoutomo cho biết chính phủ sẽ đảm bảo cung cấp khí dưới dạng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho kho chứa từ nhà máy Bontang LNG ở Đông Kalimantan, hoặc nhà máy Tangguh LNG ở Papua, và đây sẽ là nguồn cung đáp ứng nhu cầu sử dụng của các khách hàng tiêu dùng, bao gồm chủ yếu là ngành công nghiệp ở tỉnh Lampung và một phần phía Tây của đảo Java thông qua tuyến đường ống trung chuyển Nam Sumarta-Tây Java.
Trước khi kho chứa nổi được đưa vào hoạt động, PGN cũng sẽ xây dựng đường ống phân phối khí dài 88km ở Lampung và một số cơ sở hạ tầng liên quan khác.
Trong năm 2012, PGN đã phục vụ cho 89.000 khách hàng trong cả nước với lượng tiêu thụ 40.000 m3/ngày trong đó các ngành công nghiệp chiếm tới 90%./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)