Chính phủ Indonesia vừa công bố Chương trình xây dựng sáu hành lang kinh tế với trọng tâm là phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đến năm 2025, trong đó chú trọng nguồn lực trong nước.
Indonesia hy vọng chương trình này sẽ tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng miền, đồng thời cho phép các địa phương phát huy được tiềm năng và lợi thế của mình.
Phát biểu bế mạc hội nghị bàn kế hoạch đẩy nhanh phát triển kinh tế, diễn ra trong hai ngày 21-22/2 tại thành phố Bogor, tỉnh Tây Java, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã kêu gọi phát huy tiềm năng của các doanh nghiệp trong nước khi thực thi các chương trình phát triển.
Ông nói: "Trước khi mời đối tác nước ngoài, trước hết chúng ta hãy phát huy nguồn lực của chính mình. Nên dành ưu tiên hơn nữa cho các công ty của nhà nước và các doanh nghiệp địa phương ở tất cả các tỉnh thành trong chương trình phát triển này."
Theo kế hoạch trên, Chính phủ Indonesia dự định xây dựng các đầu mối kinh tế và các trung tâm thương mại ở tất cả các đảo lớn trong cả nước, gồm đảo Java, Sumatra, Kalimantan, Sulawesi và Papua, được kết nối trong sáu hành lang kinh tế.
Trong những "hành lang" này, mỗi địa phương đều phát huy thế mạnh riêng, chẳng hạn đảo Sumatra sẽ trở thành một trung tâm nông nghiệp và năng lượng, trong khi đảo Java trở thành trung tâm lớn về dịch vụ.
Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Hatta Rajasa bày tỏ lạc quan trước khả năng có thể huy động được nguồn vốn nội lực, trước hết từ các công ty nhà nước và doanh nghiệp địa phương. Ông nhận định rằng trong vòng bốn năm tới, Indonesia có thể huy động được 90 tỷ USD cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong chương trình phát triển sáu hành lang kinh tế.
Bên cạnh đó, một số nước đã cam kết cho Indonesia vay vốn để có thể biến kế hoạch thành hiện thực. Cuối năm ngoái, các công ty Nhật Bản đã hứa đầu tư tới 52,9 tỷ USD vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở Indonesia, trong khi mới đây, các công ty của Hàn Quốc cam kết đầu tư 12 tỷ vào một số lĩnh vực ở nước này và dành cho Chính phủ Indonesia những khoản vay lãi suất rất thấp (0,15%/năm).
Một số chuyên gia kinh tế nhận định rằng Indonesia có thể đạt tăng trưởng kinh tế trên 7%, thậm chí 8% trong giai đoạn 2011-2014 nếu nước này cải thiện được cơ sở hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông đường bộ, nhà máy điện, hải cảng, và khắc phục được một số nguyên nhân ngăn cản kinh tế phát triển như tham nhũng, tình trạng người lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao./.
Indonesia hy vọng chương trình này sẽ tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng miền, đồng thời cho phép các địa phương phát huy được tiềm năng và lợi thế của mình.
Phát biểu bế mạc hội nghị bàn kế hoạch đẩy nhanh phát triển kinh tế, diễn ra trong hai ngày 21-22/2 tại thành phố Bogor, tỉnh Tây Java, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã kêu gọi phát huy tiềm năng của các doanh nghiệp trong nước khi thực thi các chương trình phát triển.
Ông nói: "Trước khi mời đối tác nước ngoài, trước hết chúng ta hãy phát huy nguồn lực của chính mình. Nên dành ưu tiên hơn nữa cho các công ty của nhà nước và các doanh nghiệp địa phương ở tất cả các tỉnh thành trong chương trình phát triển này."
Theo kế hoạch trên, Chính phủ Indonesia dự định xây dựng các đầu mối kinh tế và các trung tâm thương mại ở tất cả các đảo lớn trong cả nước, gồm đảo Java, Sumatra, Kalimantan, Sulawesi và Papua, được kết nối trong sáu hành lang kinh tế.
Trong những "hành lang" này, mỗi địa phương đều phát huy thế mạnh riêng, chẳng hạn đảo Sumatra sẽ trở thành một trung tâm nông nghiệp và năng lượng, trong khi đảo Java trở thành trung tâm lớn về dịch vụ.
Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Hatta Rajasa bày tỏ lạc quan trước khả năng có thể huy động được nguồn vốn nội lực, trước hết từ các công ty nhà nước và doanh nghiệp địa phương. Ông nhận định rằng trong vòng bốn năm tới, Indonesia có thể huy động được 90 tỷ USD cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong chương trình phát triển sáu hành lang kinh tế.
Bên cạnh đó, một số nước đã cam kết cho Indonesia vay vốn để có thể biến kế hoạch thành hiện thực. Cuối năm ngoái, các công ty Nhật Bản đã hứa đầu tư tới 52,9 tỷ USD vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng ở Indonesia, trong khi mới đây, các công ty của Hàn Quốc cam kết đầu tư 12 tỷ vào một số lĩnh vực ở nước này và dành cho Chính phủ Indonesia những khoản vay lãi suất rất thấp (0,15%/năm).
Một số chuyên gia kinh tế nhận định rằng Indonesia có thể đạt tăng trưởng kinh tế trên 7%, thậm chí 8% trong giai đoạn 2011-2014 nếu nước này cải thiện được cơ sở hạ tầng, bao gồm hệ thống giao thông đường bộ, nhà máy điện, hải cảng, và khắc phục được một số nguyên nhân ngăn cản kinh tế phát triển như tham nhũng, tình trạng người lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao./.
(TTXVN/Vietnam+)