Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Indonesia Jero Wacik cho biết dự kiến mức đầu tư vào các nguồn tài nguyên năng lượng và khoáng sản của nước này trong năm 2013 sẽ tăng lên 38,94 tỷ USD, từ mức 33,7 tỷ USD năm 2012.
Theo ông Jero Wacik, đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng và khoáng sản đang tiếp tục đà tăng mạnh. Nguyên nhân là Indonesia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào, nhu cầu năng lượng tăng mạnh cùng với đà tăng trưởng liên tục ở mức cao trên 6% trong những năm qua.
Đầu tư vào năng lượng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt, khoáng chất, than và các nguồn năng lượng tái tạo. Năm 2012, tập đoàn BP của Anh đã quyết định tăng mức đầu tư tại Indonesia lên 12 tỷ USD để phát triển các mỏ dầu tại Tangguh ở Papua.
Trong khi đó đối thủ Chevron của Mỹ cam kết tăng mức đầu tư lên 10 tỷ USD để phát triển các mỏ khí đốt tự nhiên ở Indonesia, còn hãng Eramec của Pháp cũng sẽ bắt đầu triển khai dự án đầu tư mới trị giá 5 tỷ USD.
Bộ trưởng Jero Wacik nói rằng Indonesia có thể dựa vào trữ lượng khí đốt lớn của mình để bù đắp cho sự suy giảm trữ lượng dầu - một mặt hàng đóng góp quan trong cho kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế.
Năm 2013, Indonesia có thể đạt sản lượng khí đốt tương đương 1,4 triệu thùng dầu/ngày. Từng là thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), song Indonesia đã trở thành một nước nhập khẩu dầu thô và rút khỏi tổ chức này năm 2006, do sản xuất liên tục bị thu hẹp do thiếu đầu tư vào tìm kiếm các mỏ mới. Với khả năng sản lượng dầu chỉ đạt 830.000 thùng/ngày, tổng sản lượng dầu khí của Indonesia năm 2013 sẽ vào khoảng trên 2,2 triệu thùng dầu quy đổi/ngày.
Indonesia thường xuất khẩu 60% sản lượng khí đốt và dành 40% đáp ứng nhu cầu trong nước, song theo chiến lược phát triển mới của chính phủ hướng tới một nền kinh tế xanh bền vững, trong năm 2013, tỷ lệ dành cho tiêu thụ nội địa sẽ được nâng lên 45%, trong đó dành ưu tiên cho sản xuất điện năng, các phương tiện vận tải và sản xuất phân bón.
Theo thống kê, năm 2012 Indonesia đạt kim ngạch xuất khẩu dầu khí 36,9 tỷ USD, trong đó dầu thô chiếm 12,2 tỷ USD, các sản phẩm dầu chiếm 4,1 tỷ USD và khí đốt chiếm 20,5 tỷ USD, song nhập khẩu trong cùng kỳ tới 42,5 tỷ USD./.
Theo ông Jero Wacik, đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng và khoáng sản đang tiếp tục đà tăng mạnh. Nguyên nhân là Indonesia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào, nhu cầu năng lượng tăng mạnh cùng với đà tăng trưởng liên tục ở mức cao trên 6% trong những năm qua.
Đầu tư vào năng lượng chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt, khoáng chất, than và các nguồn năng lượng tái tạo. Năm 2012, tập đoàn BP của Anh đã quyết định tăng mức đầu tư tại Indonesia lên 12 tỷ USD để phát triển các mỏ dầu tại Tangguh ở Papua.
Trong khi đó đối thủ Chevron của Mỹ cam kết tăng mức đầu tư lên 10 tỷ USD để phát triển các mỏ khí đốt tự nhiên ở Indonesia, còn hãng Eramec của Pháp cũng sẽ bắt đầu triển khai dự án đầu tư mới trị giá 5 tỷ USD.
Bộ trưởng Jero Wacik nói rằng Indonesia có thể dựa vào trữ lượng khí đốt lớn của mình để bù đắp cho sự suy giảm trữ lượng dầu - một mặt hàng đóng góp quan trong cho kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế.
Năm 2013, Indonesia có thể đạt sản lượng khí đốt tương đương 1,4 triệu thùng dầu/ngày. Từng là thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), song Indonesia đã trở thành một nước nhập khẩu dầu thô và rút khỏi tổ chức này năm 2006, do sản xuất liên tục bị thu hẹp do thiếu đầu tư vào tìm kiếm các mỏ mới. Với khả năng sản lượng dầu chỉ đạt 830.000 thùng/ngày, tổng sản lượng dầu khí của Indonesia năm 2013 sẽ vào khoảng trên 2,2 triệu thùng dầu quy đổi/ngày.
Indonesia thường xuất khẩu 60% sản lượng khí đốt và dành 40% đáp ứng nhu cầu trong nước, song theo chiến lược phát triển mới của chính phủ hướng tới một nền kinh tế xanh bền vững, trong năm 2013, tỷ lệ dành cho tiêu thụ nội địa sẽ được nâng lên 45%, trong đó dành ưu tiên cho sản xuất điện năng, các phương tiện vận tải và sản xuất phân bón.
Theo thống kê, năm 2012 Indonesia đạt kim ngạch xuất khẩu dầu khí 36,9 tỷ USD, trong đó dầu thô chiếm 12,2 tỷ USD, các sản phẩm dầu chiếm 4,1 tỷ USD và khí đốt chiếm 20,5 tỷ USD, song nhập khẩu trong cùng kỳ tới 42,5 tỷ USD./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)