Bộ trưởng Tài chính Indonesia Agus Martowardojo vừa cho biết chính phủ nước này sẽ tăng 15% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, bắt đầu từ ngày 1/1/2012, nhằm hạn chế tiêu dùng mặt hàng có hại cho sức khỏe này.
Như vậy, kể từ đầu năm tới, các nhà sản xuất thuốc lá sẽ phải trả từ 74,75 rupia (0,83 xu Mỹ) - 358,8 rupia, so với mức tương ứng hiện nay từ 65 rupia-312 rupia/1 điếu thuốc lá.
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá được chia làm 12 loại, tùy thuộc vào khối lượng sản xuất và giá bán lẻ của mỗi loại thuốc lá.
Tổng Vụ trưởng chính sách tài khóa Bộ Tài chính Indonesia, Bambang Brodjonegoro cho biết thuốc lá là mặt hàng tiêu thụ nhiều thứ hai, sau gạo, ở Indonesia. Do vậy, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp giảm tiêu thụ thuốc lá, đồng thời giảm cả số lượng các công ty nhỏ.
Trước đây, nhờ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mà số công ty sản xuất thuốc lá quy mô nhỏ ở Indonesia đã giảm từ 5.000 năm 2003 xuống 1.197 năm 2010 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm còn khoảng 1.300 năm 2012.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông-Lương Liên hợp quốc (FAO), thuế tiêu thụ đặc biệt cứ tăng 10% thì lượng tiêu thụ thuốc lá sẽ giảm 4-5% ở các nước phát triển và giảm tới 8-13% ở các nước đang phát triển./.
Như vậy, kể từ đầu năm tới, các nhà sản xuất thuốc lá sẽ phải trả từ 74,75 rupia (0,83 xu Mỹ) - 358,8 rupia, so với mức tương ứng hiện nay từ 65 rupia-312 rupia/1 điếu thuốc lá.
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá được chia làm 12 loại, tùy thuộc vào khối lượng sản xuất và giá bán lẻ của mỗi loại thuốc lá.
Tổng Vụ trưởng chính sách tài khóa Bộ Tài chính Indonesia, Bambang Brodjonegoro cho biết thuốc lá là mặt hàng tiêu thụ nhiều thứ hai, sau gạo, ở Indonesia. Do vậy, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp giảm tiêu thụ thuốc lá, đồng thời giảm cả số lượng các công ty nhỏ.
Trước đây, nhờ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt mà số công ty sản xuất thuốc lá quy mô nhỏ ở Indonesia đã giảm từ 5.000 năm 2003 xuống 1.197 năm 2010 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm còn khoảng 1.300 năm 2012.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông-Lương Liên hợp quốc (FAO), thuế tiêu thụ đặc biệt cứ tăng 10% thì lượng tiêu thụ thuốc lá sẽ giảm 4-5% ở các nước phát triển và giảm tới 8-13% ở các nước đang phát triển./.
(TTXVN/Vietnam+)