Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ Các vấn đề xã hội cùng Bộ Nhà ở và Phúc lợi xã hội của Indonesia đã phối hợp lên kế hoạch xây dựng 1 triệu nhà ở dành cho các hộ nghèo từ nay đến năm 2014.
Kế hoạch trên nhằm thúc đẩy Chương trình xây dựng nhà ở cho người nghèo mang tên “Ngôi nhà hy vọng," qua đó củng cố bền vững những thành tựu của công cuộc xóa đói giảm nghèo đã đạt được trong những năm qua.
Bộ trưởng Bộ Các vấn đề xã hội Indonesia Salim Jufri cho biết tỷ lệ người nghèo tại nước này đã liên tục giảm trong những năm gần đây, từ 14,2% dân số năm 2009, xuống 13,3% năm 2010, tiếp tục giảm xuống 12,5% năm 2011 và còn 12% năm 2012.
Số liệu thống kê chính thức trong năm 2012 cho thấy 2/3 trong tổng số khoảng 29 triệu người nghèo ở Indonesia phải sống trong các căn nhà tạm bợ, mặc dù chính phủ đã phân bổ kinh phí từ ngân sách cho việc xây dựng 250.000 ngôi nhà dành cho người nghèo.
Ông Salim Jufri khẳng định nếu tiếp tục nhịp độ xây dựng như năm 2012 và được cấp đủ kinh phí cho 500.000 ngôi nhà trong năm 2014, thì mục tiêu xây dựng 1 triệu ngôi nhà cho người nghèo đã đề ra nói trên có thể được hoàn thành.
Bộ trưởng Nhà ở và Phúc lợi xã hội Indonesia Djan Faridz nhấn mạnh rằng tỷ lệ người nghèo của "đất nước Vạn đảo” có thể giảm được 50% nếu tất cả các hộ nghèo đều có nhà ở.
Ông Djan Faridz cho biết "Ngôi nhà hy vọng" là chương trình mang tính chất "nhà nước và nhân dân cùng làm," nên muốn đảm bảo chất lượng tối thiểu trong hoàn cảnh kinh phí eo hẹp và nhiều hộ nghèo không có tiền, việc xây dựng nhà ở rất cần sự quan tâm trước hết của các ngành và chính quyền các cấp ở địa phương, cũng như sự tham gia chung tay góp sức của cả cộng đồng, đặc biệt là các tổ chức xã hội dân sự, các doanh nghiệp và cả các lực lượng vũ trang./.
Kế hoạch trên nhằm thúc đẩy Chương trình xây dựng nhà ở cho người nghèo mang tên “Ngôi nhà hy vọng," qua đó củng cố bền vững những thành tựu của công cuộc xóa đói giảm nghèo đã đạt được trong những năm qua.
Bộ trưởng Bộ Các vấn đề xã hội Indonesia Salim Jufri cho biết tỷ lệ người nghèo tại nước này đã liên tục giảm trong những năm gần đây, từ 14,2% dân số năm 2009, xuống 13,3% năm 2010, tiếp tục giảm xuống 12,5% năm 2011 và còn 12% năm 2012.
Số liệu thống kê chính thức trong năm 2012 cho thấy 2/3 trong tổng số khoảng 29 triệu người nghèo ở Indonesia phải sống trong các căn nhà tạm bợ, mặc dù chính phủ đã phân bổ kinh phí từ ngân sách cho việc xây dựng 250.000 ngôi nhà dành cho người nghèo.
Ông Salim Jufri khẳng định nếu tiếp tục nhịp độ xây dựng như năm 2012 và được cấp đủ kinh phí cho 500.000 ngôi nhà trong năm 2014, thì mục tiêu xây dựng 1 triệu ngôi nhà cho người nghèo đã đề ra nói trên có thể được hoàn thành.
Bộ trưởng Nhà ở và Phúc lợi xã hội Indonesia Djan Faridz nhấn mạnh rằng tỷ lệ người nghèo của "đất nước Vạn đảo” có thể giảm được 50% nếu tất cả các hộ nghèo đều có nhà ở.
Ông Djan Faridz cho biết "Ngôi nhà hy vọng" là chương trình mang tính chất "nhà nước và nhân dân cùng làm," nên muốn đảm bảo chất lượng tối thiểu trong hoàn cảnh kinh phí eo hẹp và nhiều hộ nghèo không có tiền, việc xây dựng nhà ở rất cần sự quan tâm trước hết của các ngành và chính quyền các cấp ở địa phương, cũng như sự tham gia chung tay góp sức của cả cộng đồng, đặc biệt là các tổ chức xã hội dân sự, các doanh nghiệp và cả các lực lượng vũ trang./.
(TTXVN)