Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, 5 ngày sau khi xảy ra trận động đất gây sóng thần tại quần đảo Mentawai ở Indonesia, ngày 30/10, các nhân viên cứu hộ đã tìm thấy 135 người còn sống sót và phát hiện 5 nhân viên cứu hộ bị mất liên lạc trong suốt những ngày qua.
Những người sống sót trú ngụ trên một khu đất cao ở trong rừng. Với tin vui này, số người bị mất tích trong trận động đất gây sóng thần ở Mentawai đã giảm từ 298 xuống còn 163 người.
Trong số những người còn mất tích có ít nhất 6 du khách nước ngoài, gồm 3 người Pháp, 2 người New Zealand và 1 người Mỹ. Mặc dù hàng cứu trợ, gồm lương thực, nước uống và thuốc men..., đã đến với người dân ở các vùng bị thảm họa, song họ đang phải đối mặt với nguy cơ bị sốt xuất huyết vì các khu lán trại dựng tạm trên các khu đồi núi có rất nhiều muỗi, trong khi thời tiết rất lạnh.
Trong một diễn biến khác, theo các nguồn tin, sáng 30/10, núi lửa Merapi ở tỉnh Trung Java lại tiếp tục đợt phun trào mạnh kéo dài 21 phút, tro bụi rải khắp một vùng trong vòng bán kính 30km, khiến tầm nhìn giảm xuống còn chưa đầy 20m.
Những tiếng nổ lớn kèm theo đám tro bụi khổng lồ từ ngọn núi Mêrapi khiến người dân trong vùng hoảng loạn.
Thành phố Yogyakarta nổi tiếng về du lịch của Indonesia, nằm cách núi lửa hơn 20km về phía Nam, bị ảnh hưởng nặng nề bởi tro bụi núi lửa. Sân bay quốc tế Audisucito gần thành phố này cũng phải tạm thời đóng cửa trong 1 giờ.
Các chuyên gia về núi lửa của Indonesia dự đoán núi lửa này có thể còn phun trào nhiều lần trong một thời gian nữa và đề nghị chính phủ tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn người dân sơ tán trở về nhà./.
Những người sống sót trú ngụ trên một khu đất cao ở trong rừng. Với tin vui này, số người bị mất tích trong trận động đất gây sóng thần ở Mentawai đã giảm từ 298 xuống còn 163 người.
Trong số những người còn mất tích có ít nhất 6 du khách nước ngoài, gồm 3 người Pháp, 2 người New Zealand và 1 người Mỹ. Mặc dù hàng cứu trợ, gồm lương thực, nước uống và thuốc men..., đã đến với người dân ở các vùng bị thảm họa, song họ đang phải đối mặt với nguy cơ bị sốt xuất huyết vì các khu lán trại dựng tạm trên các khu đồi núi có rất nhiều muỗi, trong khi thời tiết rất lạnh.
Trong một diễn biến khác, theo các nguồn tin, sáng 30/10, núi lửa Merapi ở tỉnh Trung Java lại tiếp tục đợt phun trào mạnh kéo dài 21 phút, tro bụi rải khắp một vùng trong vòng bán kính 30km, khiến tầm nhìn giảm xuống còn chưa đầy 20m.
Những tiếng nổ lớn kèm theo đám tro bụi khổng lồ từ ngọn núi Mêrapi khiến người dân trong vùng hoảng loạn.
Thành phố Yogyakarta nổi tiếng về du lịch của Indonesia, nằm cách núi lửa hơn 20km về phía Nam, bị ảnh hưởng nặng nề bởi tro bụi núi lửa. Sân bay quốc tế Audisucito gần thành phố này cũng phải tạm thời đóng cửa trong 1 giờ.
Các chuyên gia về núi lửa của Indonesia dự đoán núi lửa này có thể còn phun trào nhiều lần trong một thời gian nữa và đề nghị chính phủ tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn người dân sơ tán trở về nhà./.
(TTXVN/Vietnam+)