Chính phủ Indonesia vừa xác định sẽ dành ưu tiên cho 7 ngành công nghiệp, bao gồm đóng tàu, chế tạo, phân bón, hóa dầu, thép, đường, ngành công nghiệp vừa và nhỏ trong kế hoạch phát triển dài hạn khi triển khai "Chương trình tăng tốc và mở rộng phát triển kinh tế" (MP3EI) tới năm 2025.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nhấn mạnh 7 ngành nói trên là những ngành quan trọng nhất đem lại sự phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường lao động và phát triển cơ sở hạ tầng tại 6 hành lang kinh tế trong khuôn khổ MP3EI.
Đồng thời những ngành này sẽ bảo đảm sự phát triển đồng đều trong cả nước và là tiền đề để hoàn thành mục tiêu đưa Indonesia trở thành một trong 5 nền kinh tế đứng đầu thế giới vào năm 2025.
Tổng thống Yudhoyono đặc biệt lưu ý tầm quan trọng của việc phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, nhất là cho hậu cần và thương mại nội địa, bởi Indonesia là một quốc gia trên 17.000 hòn đảo.
Chính phủ cũng đã xem xét các mục tiêu phát triển ngắn hạn, trong đó dự kiến kế hoạch ngân sách cho năm 2013 và năm 2014, nhằm đảm bảo đạt nhịp độ tăng trưởng 7%/năm, trong đó đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân có thể chiếm tới 85%.
Tổng thống Yudhoyono đã yêu cầu chính phủ tăng cường cải tổ cơ cấu, hiệu quả, năng lực hoạt động và nâng cao sự đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước cho nền kinh tế quốc dân, nhất là cho chương trình MP3EI.
Theo cơ quan Thống kê Quốc gia (BSP) Indonesia, kinh tế nước này đã tăng trưởng 6,5% trong năm 2011, và 6,3% trong quý I năm 2012./.
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono nhấn mạnh 7 ngành nói trên là những ngành quan trọng nhất đem lại sự phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường lao động và phát triển cơ sở hạ tầng tại 6 hành lang kinh tế trong khuôn khổ MP3EI.
Đồng thời những ngành này sẽ bảo đảm sự phát triển đồng đều trong cả nước và là tiền đề để hoàn thành mục tiêu đưa Indonesia trở thành một trong 5 nền kinh tế đứng đầu thế giới vào năm 2025.
Tổng thống Yudhoyono đặc biệt lưu ý tầm quan trọng của việc phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, nhất là cho hậu cần và thương mại nội địa, bởi Indonesia là một quốc gia trên 17.000 hòn đảo.
Chính phủ cũng đã xem xét các mục tiêu phát triển ngắn hạn, trong đó dự kiến kế hoạch ngân sách cho năm 2013 và năm 2014, nhằm đảm bảo đạt nhịp độ tăng trưởng 7%/năm, trong đó đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân có thể chiếm tới 85%.
Tổng thống Yudhoyono đã yêu cầu chính phủ tăng cường cải tổ cơ cấu, hiệu quả, năng lực hoạt động và nâng cao sự đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước cho nền kinh tế quốc dân, nhất là cho chương trình MP3EI.
Theo cơ quan Thống kê Quốc gia (BSP) Indonesia, kinh tế nước này đã tăng trưởng 6,5% trong năm 2011, và 6,3% trong quý I năm 2012./.
Việt Tú (TTXVN)