Iran có kế hoạch bán 3 triệu thùng dầu bất chấp lệnh trừng phạt

Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, giấy phép cần thiết cho hoạt động này đã có và 3 triệu thùng dầu sẽ được bán trên thị trường chứng khoán năng lượng của Iran với 100% bằng đồng rial của Iran.
Iran có kế hoạch bán 3 triệu thùng dầu bất chấp lệnh trừng phạt ảnh 1Một cơ sở khai thác dầu trên đảo Khark, Iran. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 26/12, truyền thông Iran dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zangeneh cho hay, Tehran có kế hoạch bán 3 triệu thùng dầu thô cho các công ty tư nhân trong đợt bán hàng thứ ba nhằm né tránh những biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Ông Zangeneh cho biết giấy phép cần thiết cho hoạt động này đã có và 3 triệu thùng dầu sẽ được bán trên thị trường chứng khoán năng lượng của Iran với 100% bằng đồng rial của Iran. Tuy nhiên, việc thanh toán bằng ngoại tệ cũng có thể được chấp nhận đối với những ai muốn mua dầu mà không dùng đồng nội tệ của Iran.

Bộ trưởng Dầu mỏ Iran nêu rõ: “Nếu một người muốn mua dầu trên thị trường chứng khoán năng lượng bằng ngoại tệ, dầu sẽ được cung cấp theo hình thức trao đổi ngoại tệ và nếu một người muốn mua bằng đồng rial của Iran thì cũng sẽ được thực hiện giao dịch bằng đồng rial."

Iran đã bắt đầu bán dầu cho các khách hàng tư nhân trên thị trường chứng khoán năng lượng lần đầu tiên vào tháng 10 với 1 triệu thùng dầu được chào giá ở mức 74,85 USD/thùng khi Mỹ chuẩn bị tái áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ của nước này.

[Iran tuyên bố vẫn có thể bán dầu bất chấp sức ép của Mỹ]

Đợt cháo bán thứ hai đã được thực hiện sau khi các lệnh trừng phạt từ Washington được áp đặt hồi tháng 11 vừa qua và 700.000 thùng dầu thô đã được bán cho các công ty tư nhân để xuất khẩu.

Theo hãng tin Shana trực thuộc Bộ Dầu mỏ Iran, ba công ty tư nhân đã trả 64,97 USD/thùng cho hai đợt giao hàng, mỗi đợt là 245.000 thùng và một đợt là 210.000 thùng.

Ông Zangeneh cho hay: “Những người mua dầu trên thị trường chứng khoán có thể xuất khẩu ‘vàng đen’ của họ và không có vấn đề gì." Trong đợt bán dầu thứ nhất và thứ hai, người mua sẽ thanh toán 20% trên tổng giá trị hợp đồng mua hàng của họ bằng đồng tiền của Iran, số tiền còn lại thanh toán bằng ngoại tệ sau khi chở hàng. Các công ty tư nhân chỉ có thể mua dầu thô để xuất khẩu vì ngành công nghiệp dầu mỏ đã được quốc hữu hóa hồi năm 1951.

Theo truyền thông Iran, Chính phủ Iran dự định chào bán dầu trên thị trường chứng khoán năng lượng 1 lần/tuần.

Người phát ngôn của Chính phủ Iran Mohammad Reza Nobakht đã tuyên bố rằng ngân sách nhà nước của năm tới, vốn bắt đầu vào tháng Ba, ước đạt 21 tỷ USD doanh thu từ dầu mỏ, giảm 28% so với ngân sách của năm nay.

Trước đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố 1.425 nghìn tỷ rial, tương đương 33%, thu nhập của Iran sẽ đến từ xuất khẩu dầu mỏ, trong tổng ngân sách 4.700 nghìn tỷ rial (khoảng 112 tỷ USD) của năm tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Càphê đặc sản của Đắk Lắk đã có mặt ở thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Xây dựng càphê đặc sản vươn tầm thế giới

Là thủ phủ càphê Việt Nam, Đắk Lắk đang từng bước xây dựng hệ sinh thái càphê đặc sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.

Người dân thành phố Hồ Chí Minh mua vàng trong ngày giá vàng tăng cao. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)

Giao dịch sôi động trong ngày giá vàng tăng kỷ lục

Theo một chủ tiệm vàng trên địa bàn quận Bình Thạnh, hoạt động mua bán sôi động diễn ra nhiều ngày nay trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tục tăng, kéo theo đà tăng của thị trường trong nước.

Rượu vang được bày bán tại cửa hàng ở Paris, Pháp. (Ảnh: THX/TTXVN)

Người dân châu Âu sẽ quay lưng với hàng hóa Mỹ?

Dữ liệu gần đây về thuế quan và quyết định mua sắm của người tiêu dùng EU cho thấy: khi giá một sản phẩm tăng do thuế nhập khẩu cao hơn, người tiêu dùng sẽ tìm đến lựa chọn thay thế rẻ hơn.

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg. ( Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Hồ tiêu vào vụ, giá cao nhất trong gần 10 năm qua

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg, cao nhất trong gần 10 năm qua, khiến nông dân phấn khởi, đặc biệt khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới được dự báo vẫn tiếp tục cao.