Trang web đài truyền hình quốc gia Iran ngày 15/6 đưa tin người đứng đầu Cơ quan vũ trụ nước này, ông Hamid Fazeli thông báo rằng Iran có kế hoạch đưa khỉ lên vũ trụ vào mùa hè này sau khi vừa phóng thành công vệ tinh Rassad-1 hôm 14/6.
Ông Hamid được dẫn lời nói: "Tên lửa Kavoshgar-5 sẽ được phóng trong tháng Mordad (23/7-23/8) kèm một capsule nặng 285kg chở theo một chú khỉ, lên độ cao 120km."
Tháng Hai vừa qua, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã giới thiệu một capsule được thiết kế để chở một con khỉ còn sống lên vũ trụ, cùng với bốn nguyên mẫu vệ tinh tự tạo mới, dự kiến được phóng trước tháng 3/2012.
Theo ông, việc đưa động vật lớn lên vũ trụ là bước đầu tiên hướng tới mục tiêu đưa người lên vũ trụ, theo kế hoạch là vào năm 2020.
Iran từng đưa các động vật nhỏ là chuột, rùa và sâu lên vũ trụ bằng tên lửa Kavoshgar-3 trong năm 2010.
Iran lần đầu tiên đưa vệ tinh lên quỹ đạo vào năm 2009 và đã đề ra một chương trình vũ trụ đầy tham vọng trong bối cảnh các quốc gia phương Tây lo ngại chương trình vũ trụ của nước này có thể liên quan đến hoạt động phát triển tên lửa đạn đạo có thể vận chuyển đầu đạn hạt nhân./.
Ông Hamid được dẫn lời nói: "Tên lửa Kavoshgar-5 sẽ được phóng trong tháng Mordad (23/7-23/8) kèm một capsule nặng 285kg chở theo một chú khỉ, lên độ cao 120km."
Tháng Hai vừa qua, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã giới thiệu một capsule được thiết kế để chở một con khỉ còn sống lên vũ trụ, cùng với bốn nguyên mẫu vệ tinh tự tạo mới, dự kiến được phóng trước tháng 3/2012.
Theo ông, việc đưa động vật lớn lên vũ trụ là bước đầu tiên hướng tới mục tiêu đưa người lên vũ trụ, theo kế hoạch là vào năm 2020.
Iran từng đưa các động vật nhỏ là chuột, rùa và sâu lên vũ trụ bằng tên lửa Kavoshgar-3 trong năm 2010.
Iran lần đầu tiên đưa vệ tinh lên quỹ đạo vào năm 2009 và đã đề ra một chương trình vũ trụ đầy tham vọng trong bối cảnh các quốc gia phương Tây lo ngại chương trình vũ trụ của nước này có thể liên quan đến hoạt động phát triển tên lửa đạn đạo có thể vận chuyển đầu đạn hạt nhân./.
Hoàng Trang (Vietnam+)