Theo Bộ Ngoại giao Iraq ngày 4/4, Iran đã đề nghị nước này đăng cai vòng đàm phán sắp tới giữa Iran với nhóm P5+1 (gồm 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) dự kiến diễn ra vào ngày 13/4 tới.
Trong tuyên bố đăng trên trang web, Bộ Ngoại giao Iraq cho biết Ngoại trưởng Hoshyar Zebari đã tiếp một phái đoàn Iran tối 3/4. Tại buổi tiếp, phái đoàn Iran đã bày tỏ mong muốn của Tehran là Baghdad chủ trì cuộc đàm phán với nhóm P5+1 về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran. Ngoại trưởng Zebari khẳng định Iraq sẵn sàng chủ trì hội nghị và sẽ liên lạc với các bên liên quan.
Theo hãng thông tấn AP, phát biểu với báo giới ở Tehran sau một cuộc họp nội các ngày 4/4, Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi cho biết thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là lựa chọn đầu tiên của Iran để tiến hành đàm phán. Tuy nhiên, ông Salehi nói "còn có khả năng tiến hành đàm phán tại Baghdad và có thể Trung Quốc. Đây là một vấn đề hai bên cần thảo luận để đi đến thống nhất." Ông cũng nhấn mạnh "nội dung đàm phán quan trọng hơn địa điểm và thời gian tiến hành đàm phán."
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 2/4 nói rằng nhóm P5+1 và Iran đã đồng ý gặp nhau tại thành phố Istanbul vào ngày 13/4, nối lại cuộc đàm phán bị đình trệ lâu nay liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran.
Tuy nhiên, quan hệ giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ gần đây căng thẳng liên quan việc Thổ Nhĩ Kỳ gây sức ép đối với Tổng thống Syria Bashar Assad, một đồng minh quan trọng của Tehran. Iran có quan hệ thân cận với chính phủ của Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki, trong khi Trung Quốc là một đối tác thương mại chủ chốt của Iran.
Vòng đàm phán gần đây nhất giữa Iran và nhóm P5+1 đã được tổ chức tại Istanbul hồi tháng 1/2011, nhưng không đạt kết quả do Tehran từ chối ngừng các hoạt động hạt nhân để đổi lấy trợ giúp về công nghệ và thương mại.
Cho đến nay, Liên hợp quốc đã áp đặt 4 đợt trừng phạt Iran vì nghi ngờ nước này tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân thông qua phát triển công nghệ và hoạt động làm giàu urani. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và một số nước khác cũng đang áp đặt lệnh cấm vận đối với các ngân hàng, thể chế tài chính và ngành dầu mỏ của Iran để gây sức ép buộc Tehran quay trở lại bàn đàm phán./.
Trong tuyên bố đăng trên trang web, Bộ Ngoại giao Iraq cho biết Ngoại trưởng Hoshyar Zebari đã tiếp một phái đoàn Iran tối 3/4. Tại buổi tiếp, phái đoàn Iran đã bày tỏ mong muốn của Tehran là Baghdad chủ trì cuộc đàm phán với nhóm P5+1 về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran. Ngoại trưởng Zebari khẳng định Iraq sẵn sàng chủ trì hội nghị và sẽ liên lạc với các bên liên quan.
Theo hãng thông tấn AP, phát biểu với báo giới ở Tehran sau một cuộc họp nội các ngày 4/4, Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi cho biết thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là lựa chọn đầu tiên của Iran để tiến hành đàm phán. Tuy nhiên, ông Salehi nói "còn có khả năng tiến hành đàm phán tại Baghdad và có thể Trung Quốc. Đây là một vấn đề hai bên cần thảo luận để đi đến thống nhất." Ông cũng nhấn mạnh "nội dung đàm phán quan trọng hơn địa điểm và thời gian tiến hành đàm phán."
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngày 2/4 nói rằng nhóm P5+1 và Iran đã đồng ý gặp nhau tại thành phố Istanbul vào ngày 13/4, nối lại cuộc đàm phán bị đình trệ lâu nay liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran.
Tuy nhiên, quan hệ giữa Iran và Thổ Nhĩ Kỳ gần đây căng thẳng liên quan việc Thổ Nhĩ Kỳ gây sức ép đối với Tổng thống Syria Bashar Assad, một đồng minh quan trọng của Tehran. Iran có quan hệ thân cận với chính phủ của Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki, trong khi Trung Quốc là một đối tác thương mại chủ chốt của Iran.
Vòng đàm phán gần đây nhất giữa Iran và nhóm P5+1 đã được tổ chức tại Istanbul hồi tháng 1/2011, nhưng không đạt kết quả do Tehran từ chối ngừng các hoạt động hạt nhân để đổi lấy trợ giúp về công nghệ và thương mại.
Cho đến nay, Liên hợp quốc đã áp đặt 4 đợt trừng phạt Iran vì nghi ngờ nước này tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân thông qua phát triển công nghệ và hoạt động làm giàu urani. Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và một số nước khác cũng đang áp đặt lệnh cấm vận đối với các ngân hàng, thể chế tài chính và ngành dầu mỏ của Iran để gây sức ép buộc Tehran quay trở lại bàn đàm phán./.
(TTXVN)