Mặt trận Đối thoại Quốc gia (NDF), đảng quan trọng của cộng đồng người Hồi giáo dòng Sunni trong liên minh chính trị phi giáo phái tại Iraq, ngày 20/2 tuyên bố tẩy chay cuộc tổng tuyển cử ngày 7/3 tới để phản đối ảnh hưởng của Iran đối với cơ quan bầu cử Iraq do người Shi'ite đứng đầu.
Động thái này được là một đòn giáng vào những hy vọng hòa giải tại Iraq.
Tuyên bố trên làm dấy lên khả năng người ta sẽ đặt dấu hỏi về tính hợp pháp của cuộc bầu cử sắp tới trong bối cảnh các quan chức ngoại giao của Mỹ và Liên hợp quốc đã tỏ ý quan ngại nếu kết quả bầu cử gây tranh cãi có thể châm ngòi cho một làn sóng bạo lực mới và trì hoãn các kế hoạch rút quân của Mỹ khỏi nước này.
Người phát ngôn mặt trận, Haidar al-Mullah cho biết NDF đã khẳng định lập trường cuối cùng là tẩy chay cuộc bầu cử nhưng vẫn góp một phần trong đời sống chính trị ở quốc gia nhiều dầu mỏ này.
Lý do tẩy chay mà NDF đưa ra là họ không thể tiếp tục tham gia chính trường, mà theo họ, "chương trình nghị sự của nó do nước khác vận hành".
Thậm chí, chính đảng của nghị sĩ hàng đầu Saleh al-Mutlak này còn kêu gọi các đảng phái khác cùng rút khỏi cuộc bầu cử.
Ngay sau khi NDF tuyên bố tẩy chay bầu cử, một chính đảng khác là Hội đồng Quốc gia vì các bộ lạc Iraq cũng tuyên bố sẽ rút khỏi tiến trình bầu cử. Đây là đảng gồm cả các thành viên người Sunni lẫn Shi'ite.
Quyết định trên của NDF trái ngược với những gì mà vị thủ lĩnh Mutlak tuyên bố cách đây chưa đầy một tuần, khi đó ông nói với các vị tộc trưởng ở Baghdad rằng người Sunni "đã nếm trải vị đắng của tẩy chay" trong cuộc bầu cử quốc hội hồi năm 2005 và khẳng định "tẩy chay không phải là giải pháp" cho NDF trong cuộc bầu cử lần này.
Ông Saleh al-Mutlak đang dẫn dắt các thành viên trong liên minh chính trị do cựu Thủ tướng Iraq Ayad Allawi đứng đầu để tham gia cuộc bầu cử tới./.
Động thái này được là một đòn giáng vào những hy vọng hòa giải tại Iraq.
Tuyên bố trên làm dấy lên khả năng người ta sẽ đặt dấu hỏi về tính hợp pháp của cuộc bầu cử sắp tới trong bối cảnh các quan chức ngoại giao của Mỹ và Liên hợp quốc đã tỏ ý quan ngại nếu kết quả bầu cử gây tranh cãi có thể châm ngòi cho một làn sóng bạo lực mới và trì hoãn các kế hoạch rút quân của Mỹ khỏi nước này.
Người phát ngôn mặt trận, Haidar al-Mullah cho biết NDF đã khẳng định lập trường cuối cùng là tẩy chay cuộc bầu cử nhưng vẫn góp một phần trong đời sống chính trị ở quốc gia nhiều dầu mỏ này.
Lý do tẩy chay mà NDF đưa ra là họ không thể tiếp tục tham gia chính trường, mà theo họ, "chương trình nghị sự của nó do nước khác vận hành".
Thậm chí, chính đảng của nghị sĩ hàng đầu Saleh al-Mutlak này còn kêu gọi các đảng phái khác cùng rút khỏi cuộc bầu cử.
Ngay sau khi NDF tuyên bố tẩy chay bầu cử, một chính đảng khác là Hội đồng Quốc gia vì các bộ lạc Iraq cũng tuyên bố sẽ rút khỏi tiến trình bầu cử. Đây là đảng gồm cả các thành viên người Sunni lẫn Shi'ite.
Quyết định trên của NDF trái ngược với những gì mà vị thủ lĩnh Mutlak tuyên bố cách đây chưa đầy một tuần, khi đó ông nói với các vị tộc trưởng ở Baghdad rằng người Sunni "đã nếm trải vị đắng của tẩy chay" trong cuộc bầu cử quốc hội hồi năm 2005 và khẳng định "tẩy chay không phải là giải pháp" cho NDF trong cuộc bầu cử lần này.
Ông Saleh al-Mutlak đang dẫn dắt các thành viên trong liên minh chính trị do cựu Thủ tướng Iraq Ayad Allawi đứng đầu để tham gia cuộc bầu cử tới./.
(TTXVN/Vietnam+)