Ngày 2/12, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố chính phủ nước này bác bỏ quyết định nâng cấp quy chế cho Chính quyền dân tộc Palestine (PNA) từ thực thể quan sát viên lên nhà nước quan sát viên tại Liên hợp quốc.
Phát biểu trong cuộc họp nội các hàng tuần, Thủ tướng Netanyahu nói: "Bước đi đơn phương của PNA tại Liên hợp quốc là sự vi phạm rõ ràng các thỏa thuận đã ký với Israel. Do đó, Chính phủ Israel bác bỏ quyết định của Đại hội đồng Liên hợp quốc."
Ông Netanyahu cũng lưu ý về các biện pháp mà Chính phủ Israel dự kiến tiến hành để đáp trả quyết định trên, trong đó có việc đẩy mạnh triển khai kế hoạch xây nhà định cư "tại Jerusalem và tất cả các khu vực trên bản đồ lợi ích chiến lược của Nhà nước Israel."
Trước đó, ngày 30/11, Chính phủ Israel đã quyết định cho xây thêm 3.000 nhà ở mới tại các khu định cư ở Bờ Tây và Đông Jerusalem, đặc biệt trong đó có khu E-1 có thể chia cắt hoàn toàn Đông Jerusalem với các khu vực khác của Bờ Tây.
Người Palestine cho rằng khu định cư này chia khu Bờ Tây bị chiếm đóng thành hai vùng lãnh thổ, khiến việc hình thành một nhà nước Palestine càng khó thực hiện.
Trước đây, Israel đã dừng dự án xây nhà định cư tại khu E-1 như một phần cam kết theo lộ trình hòa bình Trung Đông năm 2003.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 2/12 đã bày tỏ "hết sức quan ngại và thất vọng" về quyết định của Israel mở rộng xây nhà định cư ở Đông Jerusalem và Bờ Tây, cho rằng đây sẽ là "một đòn giáng mạnh" vào triển vọng đối với tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine.
[Tổng thư ký LHQ chỉ trích Israel xây nhà định cư]
Tuyên bố do Văn phòng Tổng thư ký Liên hợp quốc đưa ra nêu rõ: "Các khu định cư là bất hợp pháp theo luật lệ quốc tế, đặc biệt khu định cư E-1 ở Bờ Tây nếu được xây dựng sẽ là một đòn giáng mạnh vào những cơ hội còn lại đối với giải pháp hai nhà nước."
Tổng thư ký Ban Ki-moon nhắc lại lời kêu gọi tất cả các bên liên quan nối lại đàm phán và tăng cường các nỗ lực tiến tới hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài, đồng thời yêu cầu các bên không có các hành động khiêu khích.
Trong một động thái khác được xem là nhằm đáp trả việc Palestine được nâng cấp quy chế tại Liên hợp quốc, ngày 2/12, Bộ trưởng Tài chính Israel Yuval Steinitz thông báo phong tỏa các khoản thuế Israel chuyển cho phía Palestine trong tháng này - tổng cộng khoảng 116 triệu USD, với lý do các khoản tiền này sẽ được dùng để chi trả cho các khoản mà chính quyền Palestine còn nợ Công ty Điện lực Israel.
[Israel gia tăng sức ép đối với chính quyền Palestine]
Theo nghị định thư được ký giữa Israel và Chính quyền Palestine hồi năm 1994, hàng tháng, Israel chuyển cho phía Palestine các khoản tiền thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Palestine thông qua các cảng của Israel.
Khoản thuế này đóng góp đáng kể vào ngân sách của Palestine. Tuy nhiên, Israel thường xuyên hoãn việc chuyển các khoản tiền này, coi đây là một hình thức phạt để đáp trả các diễn biến ngoại giao hoặc chính trị mà chính quyền Tel Aviv cho là "có hại" cho Israel.
Liên quan đến chính trường Israel, cựu Thủ tướng nước này Ehud Olmert ngày 2/12 cho biết ông sẽ trở lại chính trường trong cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào tháng 1/2013. Tuy nhiên, ông không nói rõ sẽ tham gia tranh cử hay hỗ trợ một ứng cử viên nào trong cuộc bầu cử này.
Trả lời phỏng vấn Thời báo New York, ông Olmert cho biết mục tiêu của ông là hạ bệ đương kim Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Ông Olmert chỉ trích Thủ tướng Netanyahu không thực sự nỗ lực đóng góp vào tiến trình hòa bình với Palestine.
Tuần trước, ông Olmert đã bày tỏ thiện chí với các bước tiến ngoại giao của PNA tại Liên hợp quốc, cho rằng "đã đến lúc hỗ trợ và khuyến khích những lực lượng ôn hòa của Palestine" như Tổng thống Abbas và Thủ tướng Salam Fayyad./.
Phát biểu trong cuộc họp nội các hàng tuần, Thủ tướng Netanyahu nói: "Bước đi đơn phương của PNA tại Liên hợp quốc là sự vi phạm rõ ràng các thỏa thuận đã ký với Israel. Do đó, Chính phủ Israel bác bỏ quyết định của Đại hội đồng Liên hợp quốc."
Ông Netanyahu cũng lưu ý về các biện pháp mà Chính phủ Israel dự kiến tiến hành để đáp trả quyết định trên, trong đó có việc đẩy mạnh triển khai kế hoạch xây nhà định cư "tại Jerusalem và tất cả các khu vực trên bản đồ lợi ích chiến lược của Nhà nước Israel."
Trước đó, ngày 30/11, Chính phủ Israel đã quyết định cho xây thêm 3.000 nhà ở mới tại các khu định cư ở Bờ Tây và Đông Jerusalem, đặc biệt trong đó có khu E-1 có thể chia cắt hoàn toàn Đông Jerusalem với các khu vực khác của Bờ Tây.
Người Palestine cho rằng khu định cư này chia khu Bờ Tây bị chiếm đóng thành hai vùng lãnh thổ, khiến việc hình thành một nhà nước Palestine càng khó thực hiện.
Trước đây, Israel đã dừng dự án xây nhà định cư tại khu E-1 như một phần cam kết theo lộ trình hòa bình Trung Đông năm 2003.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 2/12 đã bày tỏ "hết sức quan ngại và thất vọng" về quyết định của Israel mở rộng xây nhà định cư ở Đông Jerusalem và Bờ Tây, cho rằng đây sẽ là "một đòn giáng mạnh" vào triển vọng đối với tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine.
[Tổng thư ký LHQ chỉ trích Israel xây nhà định cư]
Tuyên bố do Văn phòng Tổng thư ký Liên hợp quốc đưa ra nêu rõ: "Các khu định cư là bất hợp pháp theo luật lệ quốc tế, đặc biệt khu định cư E-1 ở Bờ Tây nếu được xây dựng sẽ là một đòn giáng mạnh vào những cơ hội còn lại đối với giải pháp hai nhà nước."
Tổng thư ký Ban Ki-moon nhắc lại lời kêu gọi tất cả các bên liên quan nối lại đàm phán và tăng cường các nỗ lực tiến tới hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài, đồng thời yêu cầu các bên không có các hành động khiêu khích.
Trong một động thái khác được xem là nhằm đáp trả việc Palestine được nâng cấp quy chế tại Liên hợp quốc, ngày 2/12, Bộ trưởng Tài chính Israel Yuval Steinitz thông báo phong tỏa các khoản thuế Israel chuyển cho phía Palestine trong tháng này - tổng cộng khoảng 116 triệu USD, với lý do các khoản tiền này sẽ được dùng để chi trả cho các khoản mà chính quyền Palestine còn nợ Công ty Điện lực Israel.
[Israel gia tăng sức ép đối với chính quyền Palestine]
Theo nghị định thư được ký giữa Israel và Chính quyền Palestine hồi năm 1994, hàng tháng, Israel chuyển cho phía Palestine các khoản tiền thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Palestine thông qua các cảng của Israel.
Khoản thuế này đóng góp đáng kể vào ngân sách của Palestine. Tuy nhiên, Israel thường xuyên hoãn việc chuyển các khoản tiền này, coi đây là một hình thức phạt để đáp trả các diễn biến ngoại giao hoặc chính trị mà chính quyền Tel Aviv cho là "có hại" cho Israel.
Liên quan đến chính trường Israel, cựu Thủ tướng nước này Ehud Olmert ngày 2/12 cho biết ông sẽ trở lại chính trường trong cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào tháng 1/2013. Tuy nhiên, ông không nói rõ sẽ tham gia tranh cử hay hỗ trợ một ứng cử viên nào trong cuộc bầu cử này.
Trả lời phỏng vấn Thời báo New York, ông Olmert cho biết mục tiêu của ông là hạ bệ đương kim Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Ông Olmert chỉ trích Thủ tướng Netanyahu không thực sự nỗ lực đóng góp vào tiến trình hòa bình với Palestine.
Tuần trước, ông Olmert đã bày tỏ thiện chí với các bước tiến ngoại giao của PNA tại Liên hợp quốc, cho rằng "đã đến lúc hỗ trợ và khuyến khích những lực lượng ôn hòa của Palestine" như Tổng thống Abbas và Thủ tướng Salam Fayyad./.
(TTXVN)