Theo nghiên cứu vừa công bố của Hiệp hội những người đóng thuế Italy, nước này hiện đang đứng đầu bảng trong Liên minh châu Âu (EU) xét về nạn trốn thuế, tiếp đó là Romania và Bulgaria.
Tại Italy, trên 51% các khoản thu nhập phải đóng thuế theo luật định vẫn không được kê khai, trong khi tỷ lệ này ở Romania là 42% và Bulgaria 38%. Estonia và Slovakia cũng được xếp vào "top 5" với các tỷ lệ tương ứng là 37% và 32%.
Trong khi đó, Thụy Điển được coi là nước có tỷ lệ trốn thuế ít nhất với 8% các khoản thu nhập phải đóng thuế là không được kê khai. Xếp sau Thụy Điển là Bỉ với tỷ lệ là 10% và tiếp đó là Anh 12%.
Nghiên cứu trên được thực hiện căn cứ vào các số liệu của cảnh sát phòng chống tội phạm "cổ cồn trắng" ở các nước thành viên EU.
Những chủ thể trốn thuế chủ yếu ở Italy là các công ty chuyên bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trên mạng thông qua các website của họ. Khoảng 2,22 triệu website như thế được đăng ký ở Italy, nhưng chỉ có 800.000 website là có hóa đơn bán hàng hợp pháp.
Ước tính mỗi năm Italy bị tổn thất khoảng 3 tỷ euro do tình trạng trốn thuế của những website bán hàng và cung cấp dịch vụ bất hợp pháp nói trên.
Hiệp hội những người đóng thuế Italy hiện đang phát động một dự án mang tính tiên phong nhằm chống lại việc bán hàng bất hợp pháp trên Internet bằng cách cấp một chứng chỉ đặc biệt gọi là "Kinh doanh đứng đắn" cho những thương nhân vốn tuân thủ luật pháp./.
Tại Italy, trên 51% các khoản thu nhập phải đóng thuế theo luật định vẫn không được kê khai, trong khi tỷ lệ này ở Romania là 42% và Bulgaria 38%. Estonia và Slovakia cũng được xếp vào "top 5" với các tỷ lệ tương ứng là 37% và 32%.
Trong khi đó, Thụy Điển được coi là nước có tỷ lệ trốn thuế ít nhất với 8% các khoản thu nhập phải đóng thuế là không được kê khai. Xếp sau Thụy Điển là Bỉ với tỷ lệ là 10% và tiếp đó là Anh 12%.
Nghiên cứu trên được thực hiện căn cứ vào các số liệu của cảnh sát phòng chống tội phạm "cổ cồn trắng" ở các nước thành viên EU.
Những chủ thể trốn thuế chủ yếu ở Italy là các công ty chuyên bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trên mạng thông qua các website của họ. Khoảng 2,22 triệu website như thế được đăng ký ở Italy, nhưng chỉ có 800.000 website là có hóa đơn bán hàng hợp pháp.
Ước tính mỗi năm Italy bị tổn thất khoảng 3 tỷ euro do tình trạng trốn thuế của những website bán hàng và cung cấp dịch vụ bất hợp pháp nói trên.
Hiệp hội những người đóng thuế Italy hiện đang phát động một dự án mang tính tiên phong nhằm chống lại việc bán hàng bất hợp pháp trên Internet bằng cách cấp một chứng chỉ đặc biệt gọi là "Kinh doanh đứng đắn" cho những thương nhân vốn tuân thủ luật pháp./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)