Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (trực thuộc Hội Nhạc sỹ Việt Nam) là tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực âm nhạc, có tác động và ảnh hưởng nhiều đến dư luận xã hội.
Trong nhiều năm qua, Trung tâm đã nỗ lực thực hiện việc bảo vệ quyền tác giả âm nhạc và đạt được kết quả nhất định, song bên cạnh đó cũng có một số hạn chế về quản lý, thủ tục hành chính và thiếu sót về thực hiện Luật Kế toán, nhưng không có dấu hiệu tiêu cực tham nhũng trong công tác tài chính, kế toán.
Đây là nhận định Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an) nêu rõ trong kết quả kiểm tra, xác minh của cơ quan này đối với hoạt động của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam được trình bày công khai tại buổi tổng kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2012 do Trung tâm tổ chức tại Hà Nội ngày 20/6.
Việc kiểm tra, xác minh của Cục cảnh sát kinh tế đã làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến Trung tâm: Tư cách pháp nhân; chức năng nhiệm vụ; căn cứ thu tiền sử dụng âm nhạc; tổng số tiền sử dụng tác phẩm trước khi thu thuế trong 10 năm qua (tính đến hết 31/12/2011); tổng số tiền trước thuế chi trả cho các thành viên (tính đến hết 31/12/2011) và công tác sổ sách, tài chính.
Theo đó, số tiền thu được từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân sử dụng tác phẩm âm nhạc mà Trung tâm thu trong 10 năm qua là hơn 127,3 tỷ đồng; số tiền chi trả cho các tác giả ủy quyền cho Trung tâm là hơn 101,4 tỷ đồng, trong đó đã chi trả hơn 82 tỷ đồng, còn lại hơn 19,4 tỷ đồng chưa chi trả. Số tiền chưa đưa vào chi trả thuộc hai nhóm, gồm số tiền chưa thu được (hơn 9 tỷ đồng) và hơn 10,3 tỷ là số tiền đã thu nhưng chưa đến kỳ phân phối, đơn vị sử dụng chưa cung cấp danh sách bài hát sử dụng; đang có tranh chấp quyền sở hữu quyền tác giả...
Về số tiền hơn 10,3 tỷ đồng đã thu nhưng chưa phân phối, Cục Cảnh sát kinh tế khẳng định: Đây là một thực tế khách quan tại Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cũng như một số tổ chức nước ngoài khác. Đến kỳ phân phối đầu tiên của Trung tâm trong năm 2012 là vào ngày 13/1, Trung tâm đã chi trả tiếp tục cho các tác giả số tiền là hơn 13,2 tỷ đồng. Trong văn bản kiểm tra, xác minh, Cục Cảnh sát kinh tế cũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhạc sỹ Việt Nam xem xét tạo điều kiện cho Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thực hiện tốt hơn việc bảo vệ quyền tác giả âm nhạc trong nước và quốc tế, góp phần thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền tác giả một cách nghiêm minh và triệt đề...
Cùng dự cuộc tổng kết này có sự tham dự của đại diện Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Bản quyền tác giả, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cùng đông đảo các nhạc sỹ... Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bà Nguyễn Thị Thúy Minh cho biết: Vi phạm bản quyền tác giả đang là vấn nạn ở nước ta, các cơ quan quản lý nhà nước đang cố gắng hết sức hành động nhằm giảm thiểu các vi phạm nhưng sự thực là rất khó có thể xử lý ngay lập tức.
Việc ra đời những trung tâm bảo vệ quyền tác giả như mô hình của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã giúp sức nhiều cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực thi quyền tác giả, sở hữu trí tuệ không chỉ với các tác giả trong nước mà còn với các tác giả nước ngoài...
Báo cáo từ phía Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 15/6, số lượng các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã tin tưởng, ủy thác cho Trung tâm lên tới 2178 thành viên, trong đó có 140 thành viên mới ủy quyền trong 6 tháng đầu của năm 2012.
Số tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc mà Trung tâm thu được từ đầu năm đến hết 15/6/2012 là hơn 14,4 tỷ đồng từ hơn 20 lĩnh vực hoạt động, trong đó có ba lĩnh vực thu được nhiều nhất là Quán karaoke, quán rượu, phòng trà (hơn 2,86 tỷ đồng); nhạc chuông điện thoại (hơn 2,25 tỷ đồng), website tải nhạc (hơn 1,54 tỷ đồng). Trung tâm đã chi trả tiền bản quyền cho các nhạc sỹ đợt hai của năm 2012 từ ngày 24/4 với tổng số tiền là hơn 7,77 tỷ đồng.../.
Trong nhiều năm qua, Trung tâm đã nỗ lực thực hiện việc bảo vệ quyền tác giả âm nhạc và đạt được kết quả nhất định, song bên cạnh đó cũng có một số hạn chế về quản lý, thủ tục hành chính và thiếu sót về thực hiện Luật Kế toán, nhưng không có dấu hiệu tiêu cực tham nhũng trong công tác tài chính, kế toán.
Đây là nhận định Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an) nêu rõ trong kết quả kiểm tra, xác minh của cơ quan này đối với hoạt động của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam được trình bày công khai tại buổi tổng kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2012 do Trung tâm tổ chức tại Hà Nội ngày 20/6.
Việc kiểm tra, xác minh của Cục cảnh sát kinh tế đã làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến Trung tâm: Tư cách pháp nhân; chức năng nhiệm vụ; căn cứ thu tiền sử dụng âm nhạc; tổng số tiền sử dụng tác phẩm trước khi thu thuế trong 10 năm qua (tính đến hết 31/12/2011); tổng số tiền trước thuế chi trả cho các thành viên (tính đến hết 31/12/2011) và công tác sổ sách, tài chính.
Theo đó, số tiền thu được từ các tổ chức, đơn vị, cá nhân sử dụng tác phẩm âm nhạc mà Trung tâm thu trong 10 năm qua là hơn 127,3 tỷ đồng; số tiền chi trả cho các tác giả ủy quyền cho Trung tâm là hơn 101,4 tỷ đồng, trong đó đã chi trả hơn 82 tỷ đồng, còn lại hơn 19,4 tỷ đồng chưa chi trả. Số tiền chưa đưa vào chi trả thuộc hai nhóm, gồm số tiền chưa thu được (hơn 9 tỷ đồng) và hơn 10,3 tỷ là số tiền đã thu nhưng chưa đến kỳ phân phối, đơn vị sử dụng chưa cung cấp danh sách bài hát sử dụng; đang có tranh chấp quyền sở hữu quyền tác giả...
Về số tiền hơn 10,3 tỷ đồng đã thu nhưng chưa phân phối, Cục Cảnh sát kinh tế khẳng định: Đây là một thực tế khách quan tại Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cũng như một số tổ chức nước ngoài khác. Đến kỳ phân phối đầu tiên của Trung tâm trong năm 2012 là vào ngày 13/1, Trung tâm đã chi trả tiếp tục cho các tác giả số tiền là hơn 13,2 tỷ đồng. Trong văn bản kiểm tra, xác minh, Cục Cảnh sát kinh tế cũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhạc sỹ Việt Nam xem xét tạo điều kiện cho Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam thực hiện tốt hơn việc bảo vệ quyền tác giả âm nhạc trong nước và quốc tế, góp phần thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền tác giả một cách nghiêm minh và triệt đề...
Cùng dự cuộc tổng kết này có sự tham dự của đại diện Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Bản quyền tác giả, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cùng đông đảo các nhạc sỹ... Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bà Nguyễn Thị Thúy Minh cho biết: Vi phạm bản quyền tác giả đang là vấn nạn ở nước ta, các cơ quan quản lý nhà nước đang cố gắng hết sức hành động nhằm giảm thiểu các vi phạm nhưng sự thực là rất khó có thể xử lý ngay lập tức.
Việc ra đời những trung tâm bảo vệ quyền tác giả như mô hình của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã giúp sức nhiều cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực thi quyền tác giả, sở hữu trí tuệ không chỉ với các tác giả trong nước mà còn với các tác giả nước ngoài...
Báo cáo từ phía Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 15/6, số lượng các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã tin tưởng, ủy thác cho Trung tâm lên tới 2178 thành viên, trong đó có 140 thành viên mới ủy quyền trong 6 tháng đầu của năm 2012.
Số tiền sử dụng tác phẩm âm nhạc mà Trung tâm thu được từ đầu năm đến hết 15/6/2012 là hơn 14,4 tỷ đồng từ hơn 20 lĩnh vực hoạt động, trong đó có ba lĩnh vực thu được nhiều nhất là Quán karaoke, quán rượu, phòng trà (hơn 2,86 tỷ đồng); nhạc chuông điện thoại (hơn 2,25 tỷ đồng), website tải nhạc (hơn 1,54 tỷ đồng). Trung tâm đã chi trả tiền bản quyền cho các nhạc sỹ đợt hai của năm 2012 từ ngày 24/4 với tổng số tiền là hơn 7,77 tỷ đồng.../.
Thanh Giang (TTXVN)