Anh Đức (trú tại phố Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội) tá hỏa khi được nhân viên của EVN Telecom thông báo, số điện thoại VIP anh đang sử dụng sắp bị cắt và nhà mạng sẽ thu hồi số.
Khổ vì làm VIP
Với tâm trạng bức xúc, anh Đức cho hay, do điện thoại cố định (của EVN Telecom đi kèm SIM số VIP 04.xxxx.8888) đang dùng bị hỏng, anh phải lên một Trung tâm của EVN Telecom ở Hàng Bún để đổi pin.
Tại đây, anh được yêu cầu đọc số điện thoại. Sau khi thực hiện yêu cầu, anh nhận được một thông tin động trời là số thuê bao VIP của mình sẽ bị cắt và thu hồi số nếu anh không đóng 2,4 triệu đồng tiền đặt cọc.
“Số điện thoại này tôi mua lại của người ta, song đã đến EVN Telecom để ký hợp đồng sử dụng và đóng cước phí hàng tháng đầy đủ. Khi ký hợp đồng, tôi cũng không hề được thông báo có điều khoản đi kèm. Vậy mà nhà mạng lại đòi cắt, thật vô lý,” anh Đức nói.
Theo anh, ở đây có chuyện gì đó khuất tất bởi ngoài việc không có điều khoản đi kèm hợp đồng, anh Đức cũng chưa nhận được bất cứ thông báo nào từ EVN Telecom là số thuê bao của mình sẽ bị cắt “trong vài ngày tới.” Chỉ khi nhân viên đại lý nói thì anh mới rõ đầu đuôi câu chuyện.
Anh Đức thắc mắc, do thuê bao đã được chuyển nhượng nên những nghĩa vụ tài chính (như tiền đặt cọc sim số đẹp) phải do người chủ cũ thực hiện với nhà mạng thì chủ mới là anh mới được ký hợp đồng sang tên, sử dụng dịch vụ. Nếu chủ cũ của thuê bao chưa hoàn thành các nghĩa vụ trên mà anh Đức đã được ký hợp đồng trực tiếp với EVN Telecom thì nhân viên của nhà mạng có làm sai nguyên tắc?
Lại nữa, điều khoản đặt cọc này không thể hiện trong hợp đồng giữa EVN Telecom và anh Đức, nên yêu cầu khách hàng nộp khoản tiền trên là nhà mạng đã vi phạm hợp đồng.
Vị khách hàng VIP này cũng kể, khi anh thắc mắc về khoản tiền 2,4 triệu đồng đặt cọc đã được nhân viên của đại lý cho xem cả danh sách một số thuê bao VIP khác cũng trong tình trạng tương tự.
Chỉ đòi tiền chủ hòa mạng cũ
Trả lời các câu hỏi của phóng viên Vietnam+, ông Nguyễn Trường Giang, đại diện truyền thông của EVN Telecom cho biết số thuê bao mà anh Đức đang sử dụng được ký hợp đồng vào ngày 27/5/2009, theo chính sách số đẹp do EVN Telecom ban hành theo Quyết định 1495/QĐ-TTVT ngày 14/4/2009.
Chủ hòa mạng khi ấy là Công ty Đầu tư Sản xuất kinh doanh phát triển hội nhập quốc tế. Sau đó, Công ty này đã chuyển đổi quyền sử dụng sang cho anh Đức.
Theo chính sách quy định tại Quyết định số 1495, thuê bao trên thuộc số đẹp loại 2, phải đặt cọc trước 2,4 triệu đồng và sẽ được trừ dần vào cước phát sinh hàng tháng là 200.000 đồng/tháng (không bao gồm cước thuê bao). Việc thu tiền đặt cọc này sẽ tiến hành cùng quy trình hoà mạng, thể hiện bằng phiếu thu đi kèm và không thể hiện trong Hợp đồng thuê bao.
Ông Giang nói, vừa qua, EVN Telecom có tiến hành rà soát với các đại lý của mình về việc thực hiện thu đặt cọc và bù trừ cước theo Quyết định 1495. Đây chỉ là công tác nội bộ giữa EVN Telecom và đại lý chứ nhà mạng này “chưa có chủ trương nào liên quan đến xử lý thuê bao nếu vi phạm cam kết vì còn phải căn cứ vào kết quả rà soát cụ thể.”
Phía EVN Telecom cũng đã trao đổi với nhân viên hòa mạng tại đại lý. Nhân viên có giải thích là có đề nghị chủ mới nhắn với chủ cũ là đóng số tiền cam kết, không phải là yêu cầu chủ mới [anh Đức-pv] thực hiện việc này.
Ông Giang khẳng định, việc đóng tiền đặt cọc là của chủ thuê bao đầu tiên chứ không phải anh Đức.
Ngoài ra, việc xác định nguyên nhân chưa thu tiền đặt cọc của chủ thuê bao cũ thì đại lý của EVN Telecom đang rà soát lại và có kết luận sau. “EVN luôn tôn trọng và chủ trương giữ chân khách hàng sử dụng dịch vụ,” ông phân trần./.
Khổ vì làm VIP
Với tâm trạng bức xúc, anh Đức cho hay, do điện thoại cố định (của EVN Telecom đi kèm SIM số VIP 04.xxxx.8888) đang dùng bị hỏng, anh phải lên một Trung tâm của EVN Telecom ở Hàng Bún để đổi pin.
Tại đây, anh được yêu cầu đọc số điện thoại. Sau khi thực hiện yêu cầu, anh nhận được một thông tin động trời là số thuê bao VIP của mình sẽ bị cắt và thu hồi số nếu anh không đóng 2,4 triệu đồng tiền đặt cọc.
“Số điện thoại này tôi mua lại của người ta, song đã đến EVN Telecom để ký hợp đồng sử dụng và đóng cước phí hàng tháng đầy đủ. Khi ký hợp đồng, tôi cũng không hề được thông báo có điều khoản đi kèm. Vậy mà nhà mạng lại đòi cắt, thật vô lý,” anh Đức nói.
Theo anh, ở đây có chuyện gì đó khuất tất bởi ngoài việc không có điều khoản đi kèm hợp đồng, anh Đức cũng chưa nhận được bất cứ thông báo nào từ EVN Telecom là số thuê bao của mình sẽ bị cắt “trong vài ngày tới.” Chỉ khi nhân viên đại lý nói thì anh mới rõ đầu đuôi câu chuyện.
Anh Đức thắc mắc, do thuê bao đã được chuyển nhượng nên những nghĩa vụ tài chính (như tiền đặt cọc sim số đẹp) phải do người chủ cũ thực hiện với nhà mạng thì chủ mới là anh mới được ký hợp đồng sang tên, sử dụng dịch vụ. Nếu chủ cũ của thuê bao chưa hoàn thành các nghĩa vụ trên mà anh Đức đã được ký hợp đồng trực tiếp với EVN Telecom thì nhân viên của nhà mạng có làm sai nguyên tắc?
Lại nữa, điều khoản đặt cọc này không thể hiện trong hợp đồng giữa EVN Telecom và anh Đức, nên yêu cầu khách hàng nộp khoản tiền trên là nhà mạng đã vi phạm hợp đồng.
Vị khách hàng VIP này cũng kể, khi anh thắc mắc về khoản tiền 2,4 triệu đồng đặt cọc đã được nhân viên của đại lý cho xem cả danh sách một số thuê bao VIP khác cũng trong tình trạng tương tự.
Chỉ đòi tiền chủ hòa mạng cũ
Trả lời các câu hỏi của phóng viên Vietnam+, ông Nguyễn Trường Giang, đại diện truyền thông của EVN Telecom cho biết số thuê bao mà anh Đức đang sử dụng được ký hợp đồng vào ngày 27/5/2009, theo chính sách số đẹp do EVN Telecom ban hành theo Quyết định 1495/QĐ-TTVT ngày 14/4/2009.
Chủ hòa mạng khi ấy là Công ty Đầu tư Sản xuất kinh doanh phát triển hội nhập quốc tế. Sau đó, Công ty này đã chuyển đổi quyền sử dụng sang cho anh Đức.
Theo chính sách quy định tại Quyết định số 1495, thuê bao trên thuộc số đẹp loại 2, phải đặt cọc trước 2,4 triệu đồng và sẽ được trừ dần vào cước phát sinh hàng tháng là 200.000 đồng/tháng (không bao gồm cước thuê bao). Việc thu tiền đặt cọc này sẽ tiến hành cùng quy trình hoà mạng, thể hiện bằng phiếu thu đi kèm và không thể hiện trong Hợp đồng thuê bao.
Ông Giang nói, vừa qua, EVN Telecom có tiến hành rà soát với các đại lý của mình về việc thực hiện thu đặt cọc và bù trừ cước theo Quyết định 1495. Đây chỉ là công tác nội bộ giữa EVN Telecom và đại lý chứ nhà mạng này “chưa có chủ trương nào liên quan đến xử lý thuê bao nếu vi phạm cam kết vì còn phải căn cứ vào kết quả rà soát cụ thể.”
Phía EVN Telecom cũng đã trao đổi với nhân viên hòa mạng tại đại lý. Nhân viên có giải thích là có đề nghị chủ mới nhắn với chủ cũ là đóng số tiền cam kết, không phải là yêu cầu chủ mới [anh Đức-pv] thực hiện việc này.
Ông Giang khẳng định, việc đóng tiền đặt cọc là của chủ thuê bao đầu tiên chứ không phải anh Đức.
Ngoài ra, việc xác định nguyên nhân chưa thu tiền đặt cọc của chủ thuê bao cũ thì đại lý của EVN Telecom đang rà soát lại và có kết luận sau. “EVN luôn tôn trọng và chủ trương giữ chân khách hàng sử dụng dịch vụ,” ông phân trần./.
Trung Hiền (Vietnam+)