Ngày 7/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, chương trình Lễ hội Đường sách lần thứ ba với chủ đề “Sách và 54 dân tộc” chính thức khai mạc tại các trục đường Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Huệ và đường Ngô Đức Kế (quận1).
Tham dự lễ hội có 12 đơn vị gồm các nhà xuất bản, công ty phát hành sách có uy tín trong cả nước.
Năm nay, với chủ đề “Sách và 54 dân tộc,” Lễ hội đường sách nhấn mạnh khu triển lãm thông tin, tư liệu về Đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam với 223 tựa sách về hình ảnh văn hóa, trang phục, địa danh, những di tích lịch sử liên quan đến 54 dân tộc anh em khắp ba miền đất nước.
Tại khu này còn có không gian trưng bày bản đồ, tư liệu, ấn phẩm phục vụ tuyên truyền về biên giới biển đảo Việt Nam, giới thiệu 207 tựa sách với hơn 1.000 bản sách do Ủy ban Biên giới Quốc gia và Thư viện Khoa học tổng hợp cung cấp.
Thông qua không gian này, người dân, đặc biệt là giới trẻ có cơ hội tìm hiểu thông tin về nguồn gốc, lịch sử các dân tộc Việt Nam và những minh chứng lịch sử khẳng định chủ quyền biên giới đất nước - nhất là biên giới biển đảo. Bên cạnh đó, khu triển lãm trưng bày những tấm ảnh mới nhất về cuộc sống của quân và dân trên huyện đảo Trường Sa.
Ngoài ra, tại lễ hội Đường sách còn có khu vực giới thiệu sách điện tử (ebook) nhằm đáp ứng toàn diện hơn nhu cầu đọc sách của người dân thành phố.
Năm nay, khu vực sách thiếu nhi trên đường Ngô Đức Kế triển lãm “Sách thiếu nhi Xưa-Nay,” giới thiệu 94 tựa sách là những sách hay, sách quý, hiếm được xuất bản từ những năm 1940 đến nay; trong đó có những đầu sách được làm từ giấy bổi, giấy rơm.
Đọc giả yêu thích sách cũng sẽ tìm thấy rất nhiều bản sách xưa, quý hiếm được nhiều chủ sách, nhà sưu tầm khắp cả nước như "Dế mèn phiêu lưu ký" (bản in đầu tiên Nhà xuất bản Tân Dân 1942), "Người thợ rèn" (Nam Cao - Nhà xuất bản Cộng Lực 1942).
Một điểm dừng chân lý tưởng khác tại đầu đường Mạc Thị Bưởi hấp dẫn du khách là khu vực Café sách. Khách tham quan vừa có thể thưởng thức những ly cà phê, vừa đọc những cuốn sách hay vừa tìm được tại lễ hội.
Lễ hội Đường sách diễn ra đến ngày 13/2 (tức mùng 4 Tết)./.
Tham dự lễ hội có 12 đơn vị gồm các nhà xuất bản, công ty phát hành sách có uy tín trong cả nước.
Năm nay, với chủ đề “Sách và 54 dân tộc,” Lễ hội đường sách nhấn mạnh khu triển lãm thông tin, tư liệu về Đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam với 223 tựa sách về hình ảnh văn hóa, trang phục, địa danh, những di tích lịch sử liên quan đến 54 dân tộc anh em khắp ba miền đất nước.
Tại khu này còn có không gian trưng bày bản đồ, tư liệu, ấn phẩm phục vụ tuyên truyền về biên giới biển đảo Việt Nam, giới thiệu 207 tựa sách với hơn 1.000 bản sách do Ủy ban Biên giới Quốc gia và Thư viện Khoa học tổng hợp cung cấp.
Thông qua không gian này, người dân, đặc biệt là giới trẻ có cơ hội tìm hiểu thông tin về nguồn gốc, lịch sử các dân tộc Việt Nam và những minh chứng lịch sử khẳng định chủ quyền biên giới đất nước - nhất là biên giới biển đảo. Bên cạnh đó, khu triển lãm trưng bày những tấm ảnh mới nhất về cuộc sống của quân và dân trên huyện đảo Trường Sa.
Ngoài ra, tại lễ hội Đường sách còn có khu vực giới thiệu sách điện tử (ebook) nhằm đáp ứng toàn diện hơn nhu cầu đọc sách của người dân thành phố.
Năm nay, khu vực sách thiếu nhi trên đường Ngô Đức Kế triển lãm “Sách thiếu nhi Xưa-Nay,” giới thiệu 94 tựa sách là những sách hay, sách quý, hiếm được xuất bản từ những năm 1940 đến nay; trong đó có những đầu sách được làm từ giấy bổi, giấy rơm.
Đọc giả yêu thích sách cũng sẽ tìm thấy rất nhiều bản sách xưa, quý hiếm được nhiều chủ sách, nhà sưu tầm khắp cả nước như "Dế mèn phiêu lưu ký" (bản in đầu tiên Nhà xuất bản Tân Dân 1942), "Người thợ rèn" (Nam Cao - Nhà xuất bản Cộng Lực 1942).
Một điểm dừng chân lý tưởng khác tại đầu đường Mạc Thị Bưởi hấp dẫn du khách là khu vực Café sách. Khách tham quan vừa có thể thưởng thức những ly cà phê, vừa đọc những cuốn sách hay vừa tìm được tại lễ hội.
Lễ hội Đường sách diễn ra đến ngày 13/2 (tức mùng 4 Tết)./.
Gia Thuận (TTXVN)