Ngày 12/11, các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái BìnhDương (APEC) đã khai mạc hội nghị kéo dài hai ngày tại Honolulu, Hawaii, nhằmtìm biện pháp thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư trong khu vực thông qua giảiquyết vấn đề thuế quan và những rào cản khác.
Vấn đề nhiều khả năng thu hút sự chú ý tại hội nghị là liệu các nhà lãnhđạo APEC có thể đạt được sự nhất trí về việc cắt giảm thuế quan được đề xuất đốivới hàng hóa môi trường hay không, trong bối cảnh các bộ trưởng thương mại vàngoại giao không thể đạt được một thỏa thuận tại một hội nghị diễn ra ngày11/11.
Trong một thông báo, các bộ trưởng cho hay họ để vấn đề tự do hóa thươngmại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường cho các nhà lãnh đạo cân nhắc kỹlưỡng hơn.
Giới chức Nhật Bản cho biết Mỹ và một số nền kinh tế khác trong APEC,trong đó có Nhật Bản, ủng hộ việc cắt giảm thuế quan nhằm thúc đấy công nghệxanh, trong khi Trung Quốc và một số nền kinh tế mới nổi lo ngại về tác động củaviệc này đối với thị trường trong nước.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda dựkiến sẽ trình bày chính sách của Tôkyô trong việc tham gia đàm phán đa phương vềsáng kiến thương mại tự do được Mỹ ủng hộ, nhằm tiến tới xây dựng một cam kếtquốc tế.
Các nhà lãnh đạo APEC năm 2010 đã đưa ra sáng kiến có tên gọi Hiệp địnhĐối tác xuyên Thái Bình Dương, làm lộ trình, cùng với những biện pháp khác, nhằmhiện thực hóa Khu vực Thương mại Tự do Châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP). Để đạtđược mục tiêu này, các nhà lãnh đạo APEC cần tìm cách tốt nhất giải quyết cácvấn đề thương mại và đầu tư trong khu vực.
Các nội dung chủ yếu trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnhAPEC gồm các biện pháp hợp tác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và tạoviệc làm, cải cách các quy định, đẩy mạnh hiệu quả năng lượng và tăng cường anninh năng lượng./.