Chiều 15/11, Bảo tàng Đà Nẵng phối hợp với các nhà sưu tập ở thành phố Đà Nẵng tổ chức khai mạc triển lãm sưu tập cổ vật của người Đà Nẵng.
Đây là lần đầu tiên tại Đà Nẵng, một triển lãm với hơn 150 cổ vật quý hiếm, bao gồm nhiều thể loại, chất liệu có niên đại từ thời Champa, Lý-Trần-Lê-Nguyễn, có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử… được trưng bày nhằm phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng và du khách.
Triển lãm giới thiệu với khách tham quan những nét tinh hoa cùng giá trị lịch sử văn hóa cổ vật Việt Nam được các cá nhân sưu tập từ nhiều năm qua.
Trong số này, có nhiều cổ vật có niên đại khoảng thế kỷ 4, 5…, cho đến những cổ vật có niên đại khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Có thể kể tới bộ sưu tập tượng Phật bà bằng nhiều chất liệu như đồng, gỗ, gỗ hóa thạch… của Thượng Tọa Thích Từ Nghiêm (Đà Nẵng); tượng Phật bằng gỗ sơn son thiếp vàng của ông Dương Thái Bình (Đà Nẵng). Bộ sưu tập 60 tẩu hút thuốc bằng đồng và bằng đất nung, bộ bình vôi bằng gốm; gốm men ngọc thế kỷ 15, nậm rượu thế kỷ 16… của ông Ngô Hữu Toàn (Đà Nẵng).
Hiện vật kiếm thời Tây Sơn, độc bình gốm Việt Nam… của nhà sưu tập Nguyễn Đình Bằng. Bộ sưu tập đồ sứ: đĩa, bình có nắp, bình lục giác (của Nhật Bản); ngỗng đựng rượu, vò, gốm (Trung Quốc) hay hũ men, nậm rượu, chậu men ngọc… của ông Dương Thái Bình (Đà Nẵng). Nhà sưu tập Phạm Phú Khánh (Đà Nẵng) cũng cho ra mắt bộ sưu tập với những cổ vật độc đáo như: Tô men ngọc, đĩa Chu Đậu; đĩa men xanh lục; bình đựng rượu; đĩa trang trí nhiều đề tài về phong cảnh, nhân vật…
Bộ sưu tập gốm Chu Đậu với các hiện vật độc đáo như: Bình Tỳ bà, Triều Lê Sơ (thế kỷ 15) của nhà sưu tầm Huỳnh Văn Hòa (Đà Nẵng). Ngoài ra, còn có nhiều hiện vật trưng bày của một số nhà sưu tập khác như: Trần Viết Thắng với bình Kendy (Ấn Độ, thế kỷ 15); nhà sưu tập Hồ Anh Tuấn với gốm Chu Đậu, thế kỷ 16… và đặc biệt là “Cuốn Niên lịch cuối cùng của nhà Nguyễn dùng riêng trong Hoàng tộc” của nhà sưu tập Nguyễn Bá Lân.
Những năm gần đây, công tác xã hội hóa hoạt động bảo tàng theo tinh thần của Luật Di sản Văn hóa ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng trong việc sưu tầm gìn giữ và phát huy các sưu tập cổ vật có giá trị. Ở Đà Nẵng đã quy tụ đông đảo các nhà sưu tập cổ vật tư nhân và thành lập các chi hội như: Chi hội Di sản Văn hóa Sông Hàn, Chi hội Cổ vật Việt Nam, Chi hội UNESCO. Hoạt động của các chi hội không chỉ mở ra sân chơi cho các nhà sưu tập, mà còn tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Việt Nam.
Trong dịp này, các nhà sưu tập sẽ chọn nhiều hiện vật qúy trong bộ sưu tập của mình hiến tặng cho Bảo tàng Đà Nẵng, nhằm làm phong phú thêm nội dung trưng bày của Bảo tàng (khoảng 54 hiện vật trong số hơn 150 hiện vật trưng bày lần này)./.
Đây là lần đầu tiên tại Đà Nẵng, một triển lãm với hơn 150 cổ vật quý hiếm, bao gồm nhiều thể loại, chất liệu có niên đại từ thời Champa, Lý-Trần-Lê-Nguyễn, có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử… được trưng bày nhằm phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của công chúng và du khách.
Triển lãm giới thiệu với khách tham quan những nét tinh hoa cùng giá trị lịch sử văn hóa cổ vật Việt Nam được các cá nhân sưu tập từ nhiều năm qua.
Trong số này, có nhiều cổ vật có niên đại khoảng thế kỷ 4, 5…, cho đến những cổ vật có niên đại khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Có thể kể tới bộ sưu tập tượng Phật bà bằng nhiều chất liệu như đồng, gỗ, gỗ hóa thạch… của Thượng Tọa Thích Từ Nghiêm (Đà Nẵng); tượng Phật bằng gỗ sơn son thiếp vàng của ông Dương Thái Bình (Đà Nẵng). Bộ sưu tập 60 tẩu hút thuốc bằng đồng và bằng đất nung, bộ bình vôi bằng gốm; gốm men ngọc thế kỷ 15, nậm rượu thế kỷ 16… của ông Ngô Hữu Toàn (Đà Nẵng).
Hiện vật kiếm thời Tây Sơn, độc bình gốm Việt Nam… của nhà sưu tập Nguyễn Đình Bằng. Bộ sưu tập đồ sứ: đĩa, bình có nắp, bình lục giác (của Nhật Bản); ngỗng đựng rượu, vò, gốm (Trung Quốc) hay hũ men, nậm rượu, chậu men ngọc… của ông Dương Thái Bình (Đà Nẵng). Nhà sưu tập Phạm Phú Khánh (Đà Nẵng) cũng cho ra mắt bộ sưu tập với những cổ vật độc đáo như: Tô men ngọc, đĩa Chu Đậu; đĩa men xanh lục; bình đựng rượu; đĩa trang trí nhiều đề tài về phong cảnh, nhân vật…
Bộ sưu tập gốm Chu Đậu với các hiện vật độc đáo như: Bình Tỳ bà, Triều Lê Sơ (thế kỷ 15) của nhà sưu tầm Huỳnh Văn Hòa (Đà Nẵng). Ngoài ra, còn có nhiều hiện vật trưng bày của một số nhà sưu tập khác như: Trần Viết Thắng với bình Kendy (Ấn Độ, thế kỷ 15); nhà sưu tập Hồ Anh Tuấn với gốm Chu Đậu, thế kỷ 16… và đặc biệt là “Cuốn Niên lịch cuối cùng của nhà Nguyễn dùng riêng trong Hoàng tộc” của nhà sưu tập Nguyễn Bá Lân.
Những năm gần đây, công tác xã hội hóa hoạt động bảo tàng theo tinh thần của Luật Di sản Văn hóa ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng trong việc sưu tầm gìn giữ và phát huy các sưu tập cổ vật có giá trị. Ở Đà Nẵng đã quy tụ đông đảo các nhà sưu tập cổ vật tư nhân và thành lập các chi hội như: Chi hội Di sản Văn hóa Sông Hàn, Chi hội Cổ vật Việt Nam, Chi hội UNESCO. Hoạt động của các chi hội không chỉ mở ra sân chơi cho các nhà sưu tập, mà còn tổ chức được nhiều hoạt động thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Việt Nam.
Trong dịp này, các nhà sưu tập sẽ chọn nhiều hiện vật qúy trong bộ sưu tập của mình hiến tặng cho Bảo tàng Đà Nẵng, nhằm làm phong phú thêm nội dung trưng bày của Bảo tàng (khoảng 54 hiện vật trong số hơn 150 hiện vật trưng bày lần này)./.
Văn Sơn (TTXVN)