Chiều 17/7, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận về tình hình phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.
Báo cáo Thủ tướng tại buổi làm việc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Trần Việt Hùng cho biết trong sáu tháng đầu năm nay, tình hình kinh tế-xã hội của Tây Nguyên tiếp tục có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được những những kết quả tích cực trên các mặt.
Trong bối cảnh khó khăn chung, song các tỉnh Tây Nguyên đã duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu sáu tháng đầu năm. Tăng trưởng GDP toàn vùng sáu tháng đầu năm nay đạt 12,8%, xuất khẩu đạt 1,12 tỷ USD, tăng 7,8% so cùng kỳ này năm trước. Sản xuất nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực; công nghiệp Tây Nguyên phát triển mạnh cả về quy mô và trình độ công nghệ với sự xuất hiện một số ngành công nghiệp mới như thủy điện, khai khoáng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản…
Hiện Tây Nguyên là vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hóa với sản lượng lớn, giá trị kinh tế cao và chất lượng ngày càng tăng, có lợi thế cạnh tranh cả trong và ngoài nước như càphê, cao su, chè, tiêu, bông vải, dược liệu, cây ăn quả, nguyên liệu giấy...
Phó trưởng Ban Trần Việt Hùng cũng cho biết từ nay đến cuối năm, các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Kết luận số 12 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng phối hợp tốt với các địa phương tập trung nghiên cứu, đề xuất một số vấn đề cấp bách nổi lên ở Tây Nguyên như vấn đề đất đai, hỗ trợ sản xuất đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số , thực trạng về rừng, hoạt động của các công ty lâm nghiệp quản lý rừng tự nhiên, tình hình sản xuất, xuất khẩu càphê; đồng thời phối hợp tốt với các địa phương rà soát lại các dự án đang triển khai, nhất là các dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng... Tiếp tục theo dõi, đôn đốc, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng, nhất là các địa bàn trọng điểm, khó khăn, phức tạp.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những kết toàn diện mà các tỉnh Tây Nguyên đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua; đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế mà Tây Nguyên cần hết sức quan tâm khắc phục trong đó nổi lên là cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, hạ tầng kinh tế-xã hội chưa đồng bộ, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh rằng tăng cường vững chắc khối đại đoàn kết các dân tộc và giữ vững ổn định chính trị xã hội là tiền đề quan trọng có ý nghĩa quyết định cho phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Cùng với đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào phải là ưu tiên hàng đầu.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên tập trung khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh và bền vững, đặc biệt là khai thác có hiệu quả đất rừng để phát triển ngành công nghiệp càphê, cao su... Theo đó, các tỉnh cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và tạo sự gắn kết giữa Tây Nguyên với các khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, Đông Nam Bộ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các tỉnh phải xem việc phát triển rừng là một trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nguyên, ngăn chặn cho được tình trạng phá rừng nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực này. Trước mắt, khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch, xác lập mô hình hợp lý để phát huy tốt hơn lợi thế đất đai ở Tây Nguyên, kết hợp phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, trong đó ưu tiên các loại cây trồng, có giá trị kinh tế cao. Tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản nhất là các sản phẩm chủ lực của Tây Nguyên như cao su, càphê, bông vải, chè, điều, mía, sắn…
Cùng với phát triển kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị cần hết sức quan tâm đến phát triển toàn diện về văn hóa-xã hội ở Tây Nguyên, gắn phát triển kinh tế với nâng cao dân trí và đời sống tinh thần, với tiến bộ và công bằng xã hội cho đồng bào các dân tộc. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nhất là ở cấp cơ sở. Cấp ủy, chính quyền ở cơ sở phải được tăng cường để có đủ năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành đời sống xã hội và xây dựng khối đoàn kết các dân tộc...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phải tích cực chỉ đạo, phối hợp triển khai các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về các công việc trên địa bàn Tây Nguyên. Đồng thời, chủ động theo dõi diễn biến của tình hình, cập nhật thông tin, nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Chính phủ các cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy tiềm năng, lợi thế cũng như khắc phục các hạn chế, yếu kém trên địa bàn.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh Tây Nguyên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý là công tác bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc; thực hiện tốt công tác di dân tái định cư các dự án thủy điện, đảm bảo môi trường, an toàn các hồ đập thủy điện; giải quyết có hiệu quả tình trạng di cư tự do; giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; thực hiện tốt chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc./.
Báo cáo Thủ tướng tại buổi làm việc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Trần Việt Hùng cho biết trong sáu tháng đầu năm nay, tình hình kinh tế-xã hội của Tây Nguyên tiếp tục có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được những những kết quả tích cực trên các mặt.
Trong bối cảnh khó khăn chung, song các tỉnh Tây Nguyên đã duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu sáu tháng đầu năm. Tăng trưởng GDP toàn vùng sáu tháng đầu năm nay đạt 12,8%, xuất khẩu đạt 1,12 tỷ USD, tăng 7,8% so cùng kỳ này năm trước. Sản xuất nông nghiệp có sự chuyển biến tích cực; công nghiệp Tây Nguyên phát triển mạnh cả về quy mô và trình độ công nghệ với sự xuất hiện một số ngành công nghiệp mới như thủy điện, khai khoáng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản…
Hiện Tây Nguyên là vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hóa với sản lượng lớn, giá trị kinh tế cao và chất lượng ngày càng tăng, có lợi thế cạnh tranh cả trong và ngoài nước như càphê, cao su, chè, tiêu, bông vải, dược liệu, cây ăn quả, nguyên liệu giấy...
Phó trưởng Ban Trần Việt Hùng cũng cho biết từ nay đến cuối năm, các tỉnh Tây Nguyên tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Kết luận số 12 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa IX) phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng phối hợp tốt với các địa phương tập trung nghiên cứu, đề xuất một số vấn đề cấp bách nổi lên ở Tây Nguyên như vấn đề đất đai, hỗ trợ sản xuất đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số , thực trạng về rừng, hoạt động của các công ty lâm nghiệp quản lý rừng tự nhiên, tình hình sản xuất, xuất khẩu càphê; đồng thời phối hợp tốt với các địa phương rà soát lại các dự án đang triển khai, nhất là các dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng... Tiếp tục theo dõi, đôn đốc, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng, nhất là các địa bàn trọng điểm, khó khăn, phức tạp.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những kết toàn diện mà các tỉnh Tây Nguyên đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội thời gian qua; đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế mà Tây Nguyên cần hết sức quan tâm khắc phục trong đó nổi lên là cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, hạ tầng kinh tế-xã hội chưa đồng bộ, đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh rằng tăng cường vững chắc khối đại đoàn kết các dân tộc và giữ vững ổn định chính trị xã hội là tiền đề quan trọng có ý nghĩa quyết định cho phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Cùng với đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào phải là ưu tiên hàng đầu.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị lãnh đạo các tỉnh Tây Nguyên tập trung khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh và bền vững, đặc biệt là khai thác có hiệu quả đất rừng để phát triển ngành công nghiệp càphê, cao su... Theo đó, các tỉnh cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và tạo sự gắn kết giữa Tây Nguyên với các khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, Đông Nam Bộ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các tỉnh phải xem việc phát triển rừng là một trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Tây Nguyên, ngăn chặn cho được tình trạng phá rừng nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực này. Trước mắt, khẩn trương rà soát, điều chỉnh quy hoạch, xác lập mô hình hợp lý để phát huy tốt hơn lợi thế đất đai ở Tây Nguyên, kết hợp phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, trong đó ưu tiên các loại cây trồng, có giá trị kinh tế cao. Tập trung phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản nhất là các sản phẩm chủ lực của Tây Nguyên như cao su, càphê, bông vải, chè, điều, mía, sắn…
Cùng với phát triển kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị cần hết sức quan tâm đến phát triển toàn diện về văn hóa-xã hội ở Tây Nguyên, gắn phát triển kinh tế với nâng cao dân trí và đời sống tinh thần, với tiến bộ và công bằng xã hội cho đồng bào các dân tộc. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, nhất là ở cấp cơ sở. Cấp ủy, chính quyền ở cơ sở phải được tăng cường để có đủ năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành đời sống xã hội và xây dựng khối đoàn kết các dân tộc...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị Ban Chỉ đạo Tây Nguyên phải tích cực chỉ đạo, phối hợp triển khai các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ về các công việc trên địa bàn Tây Nguyên. Đồng thời, chủ động theo dõi diễn biến của tình hình, cập nhật thông tin, nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Chính phủ các cơ chế, chính sách đặc thù để phát huy tiềm năng, lợi thế cũng như khắc phục các hạn chế, yếu kém trên địa bàn.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh Tây Nguyên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý là công tác bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc; thực hiện tốt công tác di dân tái định cư các dự án thủy điện, đảm bảo môi trường, an toàn các hồ đập thủy điện; giải quyết có hiệu quả tình trạng di cư tự do; giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; thực hiện tốt chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển và tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc./.
Thiện Thuật (TTXVN)