Ngày hội Nhân sự Việt Nam 2011 do Tổ chức Tư vấn Giáo dục Việt Nam (EduViet), Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Diễn đàn nhân sự và Câu lạc bộ Giám đốc Nhân sự Việt Nam tổ chức ngày 13/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao trong các doanh nghiệp.
Theo bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ngày hội Nhân sự Việt Nam 2011, sự hội nhập quốc tế sâu rộng buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy và cách thức quản trị, trong đó có công tác quản trị nhân sự là then chốt. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội và đó cũng là một trong 3 đột phá mà Việt Nam sẽ phải thực hiện trong thời gian tới.
Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Đông Tâm Group cho hay, đây là thời điểm công tác nhân sự gặp khó khăn nhất. Những chủ doanh nghiệp đã “ngấm đòn” không chỉ với lãi suất mà còn với công tác nhân sự, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Khảo sát của phó giáo sư, tiến sĩ Lê Quân, Trưởng ban tổ chức Ngày Nhân sự Việt Nam 2011, Chủ tịch Hội đồng quản trị EduViet cho thấy, trên 30% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân sự, trong khi phải cần từ 1-4 tháng mới có thể tuyển được chỉ tiêu. Nếu chỉ dựa vào nhân lực giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, sự phát triển của doanh nghiệp sẽ không vững bền.
Ở Việt Nam lao động có chất lượng không cao, chi phí tuyển dụng thấp, thời gian đào tạo nhanh, chi phí sa thải cũng thấp nên cắt giảm nhân sự trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang là hoạt động ưu tiên của không ít doanh nghiệp.
Một thực trạng không kém phần nhức nhối cũng được tham luận của bà Trần Thị Tuyết, Giảng viên Đại học La Trobe kiêm giảng viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội phản ánh, trong khi nguồn nhân lực chất lượng cao là sinh viên mới tốt nghiệp đại học đang trằn trọc tìm không ra việc làm thì các doanh nghiệp cũng kêu ca về khó khăn trong tuyển dụng nhân lực.
Cung và cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam vẫn chưa tìm được hướng đi chung. Trách nhiệm này không chỉ thuộc về nhà trường vì các trường đại học công hiện đang quá tải, còn các trường tư lại trong tình trạng kém cỏi. Ngay cả doanh nghiệp là người sử dụng nhân lực cũng tỏ ra “làm khách” đối với nhà trường, rất ít khi tham gia trực tiếp vào các khâu tổ chức, đào tạo nhân lực. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, cơ chế xin cho vẫn còn len lỏi trong các doanh nghiệp và hình thành nên thái độ xem thường nhân tài.
Dưới góc độ là chủ doanh nghiệp, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Tập đoàn Vissan cho rằng: Dù đã qua đào tạo nghề hay tốt nghiệp đại học, cao đẳng, người lao động Việt Nam vẫn phải được doanh nghiệp đào tạo lại. Doanh nghiệp cần nhân sự chất lượng ở 3 điểm căn bản: Có năng lực nghiên cứu, sáng tạo; kỹ năng quản lý; tay nghề, kế hoạch sản xuất.
Về các giải pháp tháo gỡ bài toàn thiếu nhân lực chất lượng cao, ngoài việc nhấn mạnh công tác đào tạo của nhà trường và sự tham gia của doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng cần có một chính sách tiền lương, tiền thưởng minh bạch, công bằng và hấp dẫn mới có thể thu hút cũng như giữ chân người lao động. Doanh nghiệp cần xây dựng môi trường công tác hiệu qua bao gồm lãnh đạo nể trọng, minh bạch nhân sự, cơ sở vật chất đảm bảo, chế độ thưởng cạnh tranh, cơ hội thăng tiến rõ ràng.
Ông Đậu Thanh Tùng, Giám đốc Nhân sự Công ty Đầu tư Thùy Dương lưu ý, các chủ doanh nghiệp không nên lấy lý do bận rộn để rồi ủy quyền cho bộ phận khác trực tiếp phỏng vấn, tuyển dụng nhân sự cho công ty. Đó chỉ là ngụy biện cho sự chưa coi trọng công tác tuyển người.
Về cách thức giữ nhân tài, ông Chris Havey, CEO mạng tìm kiếm việc làm VietnamWorks và Navigos Search nhấn mạnh, mỗi lãnh đạo công ty phải thường xuyên nói chuyện với nhân viên của mình, trong khi nói chuyện phải gắn mục tiêu của mỗi cá nhân với mục tiêu lớn của công ty và cho họ thấy, chủ doanh nghiệp luôn hỗ trợ để họ đạt được mục đích nghề nghiệp của mình./.
Theo bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ngày hội Nhân sự Việt Nam 2011, sự hội nhập quốc tế sâu rộng buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy và cách thức quản trị, trong đó có công tác quản trị nhân sự là then chốt. Nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội và đó cũng là một trong 3 đột phá mà Việt Nam sẽ phải thực hiện trong thời gian tới.
Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Đông Tâm Group cho hay, đây là thời điểm công tác nhân sự gặp khó khăn nhất. Những chủ doanh nghiệp đã “ngấm đòn” không chỉ với lãi suất mà còn với công tác nhân sự, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Khảo sát của phó giáo sư, tiến sĩ Lê Quân, Trưởng ban tổ chức Ngày Nhân sự Việt Nam 2011, Chủ tịch Hội đồng quản trị EduViet cho thấy, trên 30% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân sự, trong khi phải cần từ 1-4 tháng mới có thể tuyển được chỉ tiêu. Nếu chỉ dựa vào nhân lực giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, sự phát triển của doanh nghiệp sẽ không vững bền.
Ở Việt Nam lao động có chất lượng không cao, chi phí tuyển dụng thấp, thời gian đào tạo nhanh, chi phí sa thải cũng thấp nên cắt giảm nhân sự trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang là hoạt động ưu tiên của không ít doanh nghiệp.
Một thực trạng không kém phần nhức nhối cũng được tham luận của bà Trần Thị Tuyết, Giảng viên Đại học La Trobe kiêm giảng viên trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội phản ánh, trong khi nguồn nhân lực chất lượng cao là sinh viên mới tốt nghiệp đại học đang trằn trọc tìm không ra việc làm thì các doanh nghiệp cũng kêu ca về khó khăn trong tuyển dụng nhân lực.
Cung và cầu nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam vẫn chưa tìm được hướng đi chung. Trách nhiệm này không chỉ thuộc về nhà trường vì các trường đại học công hiện đang quá tải, còn các trường tư lại trong tình trạng kém cỏi. Ngay cả doanh nghiệp là người sử dụng nhân lực cũng tỏ ra “làm khách” đối với nhà trường, rất ít khi tham gia trực tiếp vào các khâu tổ chức, đào tạo nhân lực. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng, cơ chế xin cho vẫn còn len lỏi trong các doanh nghiệp và hình thành nên thái độ xem thường nhân tài.
Dưới góc độ là chủ doanh nghiệp, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Tập đoàn Vissan cho rằng: Dù đã qua đào tạo nghề hay tốt nghiệp đại học, cao đẳng, người lao động Việt Nam vẫn phải được doanh nghiệp đào tạo lại. Doanh nghiệp cần nhân sự chất lượng ở 3 điểm căn bản: Có năng lực nghiên cứu, sáng tạo; kỹ năng quản lý; tay nghề, kế hoạch sản xuất.
Về các giải pháp tháo gỡ bài toàn thiếu nhân lực chất lượng cao, ngoài việc nhấn mạnh công tác đào tạo của nhà trường và sự tham gia của doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng cần có một chính sách tiền lương, tiền thưởng minh bạch, công bằng và hấp dẫn mới có thể thu hút cũng như giữ chân người lao động. Doanh nghiệp cần xây dựng môi trường công tác hiệu qua bao gồm lãnh đạo nể trọng, minh bạch nhân sự, cơ sở vật chất đảm bảo, chế độ thưởng cạnh tranh, cơ hội thăng tiến rõ ràng.
Ông Đậu Thanh Tùng, Giám đốc Nhân sự Công ty Đầu tư Thùy Dương lưu ý, các chủ doanh nghiệp không nên lấy lý do bận rộn để rồi ủy quyền cho bộ phận khác trực tiếp phỏng vấn, tuyển dụng nhân sự cho công ty. Đó chỉ là ngụy biện cho sự chưa coi trọng công tác tuyển người.
Về cách thức giữ nhân tài, ông Chris Havey, CEO mạng tìm kiếm việc làm VietnamWorks và Navigos Search nhấn mạnh, mỗi lãnh đạo công ty phải thường xuyên nói chuyện với nhân viên của mình, trong khi nói chuyện phải gắn mục tiêu của mỗi cá nhân với mục tiêu lớn của công ty và cho họ thấy, chủ doanh nghiệp luôn hỗ trợ để họ đạt được mục đích nghề nghiệp của mình./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)