Ngày 26/10, Ethiopia đã khánh thành trang trại phong điện "Ashegoda Wind Farm" lớn nhất châu Phi trị giá gần 290 triệu USD với tổng công suất 120 MW.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn cho biết tất cả các dự án điện sắp được triển khai tại quốc gia vùng Sừng châu Phi này sẽ dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo, đồng thời nhấn mạnh rằng việc đảm bảo nguồn cung cấp điện là chìa khóa để đạt mục tiêu lọt vào danh sách các quốc gia có thu nhập trung bình.
Được khởi công vào tháng 10/2008 tại một địa điểm nằm gần Mekelle - thủ phủ vùng Tigray, cách thủ đô Addis Ababa hơn 780km về phía Bắc, trang trại phong điện Ashegoda Wind Farm bao gồm 84 tuốc bin có khả năng sản xuất 400 triệu KWh mỗi năm và do tập đoàn Vergnet (Pháp) thi công với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng BNP Paribas và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD).
Đây là một trong hai nhà máy phong điện được xây dựng tại Ethiopia bên cạnh dự án Adama I và Adama II có tổng công suất 51 MW được xây dựng tại vùng Oromia vào năm 2011 và 2012.
Dự án này nằm trong kế hoạch sản xuất 890 MW từ năng lượng gió vào năm 2025 trong giai đoạn "Chuyển đổi và Tăng trưởng" của Chính phủ Ethiopia với mục tiêu đưa quốc gia này trở thành nước xuất khẩu điện năng lớn của khu vực.
Hiện phần lớn nguồn điện năng của Ethiopia chủ yếu do các nhà máy thủy điện cung cấp. Quốc gia này đang có kế hoạch tăng công suất phát điện từ 2.000 MW hiện nay lên 10.000 MW trong vòng 3-5 năm tới, trong đó phần lớn đến từ dự án đập thủy điện Grand Renaissance trên thượng nguồn sông Nile (Nin) có tổng công suất 6.000 MW.
Theo đánh giá, Ethiopia sở hữu các nguồn năng lượng tái tạo rất phong phú. Tiềm năng thủy điện và địa nhiệt của nước này ước tính lên tới 45.000 MW và 5.000 MW. Trong khi đó, nguồn năng lượng gió của Ethiopia được đánh giá lớn thứ ba tại châu Phi, chỉ sau Ai Cập và Maroc./.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn cho biết tất cả các dự án điện sắp được triển khai tại quốc gia vùng Sừng châu Phi này sẽ dựa vào các nguồn năng lượng tái tạo, đồng thời nhấn mạnh rằng việc đảm bảo nguồn cung cấp điện là chìa khóa để đạt mục tiêu lọt vào danh sách các quốc gia có thu nhập trung bình.
Được khởi công vào tháng 10/2008 tại một địa điểm nằm gần Mekelle - thủ phủ vùng Tigray, cách thủ đô Addis Ababa hơn 780km về phía Bắc, trang trại phong điện Ashegoda Wind Farm bao gồm 84 tuốc bin có khả năng sản xuất 400 triệu KWh mỗi năm và do tập đoàn Vergnet (Pháp) thi công với nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng BNP Paribas và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD).
Đây là một trong hai nhà máy phong điện được xây dựng tại Ethiopia bên cạnh dự án Adama I và Adama II có tổng công suất 51 MW được xây dựng tại vùng Oromia vào năm 2011 và 2012.
Dự án này nằm trong kế hoạch sản xuất 890 MW từ năng lượng gió vào năm 2025 trong giai đoạn "Chuyển đổi và Tăng trưởng" của Chính phủ Ethiopia với mục tiêu đưa quốc gia này trở thành nước xuất khẩu điện năng lớn của khu vực.
Hiện phần lớn nguồn điện năng của Ethiopia chủ yếu do các nhà máy thủy điện cung cấp. Quốc gia này đang có kế hoạch tăng công suất phát điện từ 2.000 MW hiện nay lên 10.000 MW trong vòng 3-5 năm tới, trong đó phần lớn đến từ dự án đập thủy điện Grand Renaissance trên thượng nguồn sông Nile (Nin) có tổng công suất 6.000 MW.
Theo đánh giá, Ethiopia sở hữu các nguồn năng lượng tái tạo rất phong phú. Tiềm năng thủy điện và địa nhiệt của nước này ước tính lên tới 45.000 MW và 5.000 MW. Trong khi đó, nguồn năng lượng gió của Ethiopia được đánh giá lớn thứ ba tại châu Phi, chỉ sau Ai Cập và Maroc./.
(TTXVN)