Đến thời điểm hiện tại, Festival Huế 2012 với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển - Nơi gặp gỡ các thành phố lịch sử" đã đi đến chặng đường cuối, có thể khẳng định sự thành công của một lễ hội với quy mô hoành tráng, hấp dẫn đúng như mong đợi.
Festival Huế 2012 diễn ra trong thời gian từ 7-15/4, quy tụ 40 đoàn nghệ thuật nước ngoài, với 450 nghệ sĩ có tên tuổi, đại diện của nghệ thuật đương đại chọn lọc từ các Festival quốc tế tiêu biểu và các loại hình nghệ thuật công nhận là di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, tiêu biểu cho các nền văn hoá lớn đến từ 30 quốc gia trên cả 5 châu lục, trong đó có các các thành phố lịch sử trên thế giới tham gia, bao gồm: Pháp, Bỉ, Nga, Thụy Sĩ, Đức, Ba Lan, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Mông Cổ, Sri Lanka, Israel, Philippines, Mexico, Argentina, Venezuela, Panama, Columbia, Cuba, Mỹ, Úc... Ở trong nước, có 25 đoàn nghệ thuật và nhóm nghệ sĩ đại diện cho các vùng miền trên khắp cả nước với hơn 700 nghệ sĩ, diễn viên.
Ngoài Đại Nội và biệt cung An Định, không gian Festival Huế 2012 được mở rộng với hầu hết các sân khấu được tổ chức ngoài trời, thuận tiện cho người dân đến dự. Mỗi ngày, với các chương trình nghệ thuật trong nước và quốc tế đã được diễn ra trên 15 sân khấu tại thành phố Huế và 10 địa điểm khác nhau ở các huyện, thị xã và Bệnh viện Trung ương Huế. Sức cuốn hút của các chương trình nghệ thuật nước ngoài và sự đón nhận của công chúng ở các sân khấu lễ hội, cũng như các chương trình quãng diễn đường phố của các nước Đông Á, Mỹ Latinh đã khẳng định chất lượng các chương trình nghệ thuật quốc tế tại Festival Huế 2012.
Đã thành thông lệ, cho đến năm 2012, qua 7 kỳ tổ chức, Cộng hòa Pháp vẫn là đối tác đặc biệt và truyền thống với Festival Huế, với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật đương đại. Bắt đầu từ những kết quả bước đầu của Festival Việt-Pháp 1992 giữa thành phố Huế và Tổ chức Codev Việt Pháp, cho đến tháng 10/1998, Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Ðại sứ quán Pháp tại Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Festival Huế 2000.
Ngay sau đó, các nhóm chuyên gia kỹ thuật Việt-Pháp đã phối hợp khẩn trương chuẩn bị theo hướng tổ chức Festival Huế 2000 là một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam, vừa có quy mô quốc gia và có tính quốc tế, thu hút sự tham gia của các vùng văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam và tiếp cận với nghệ thuật đương đại của Pháp, gắn mở rộng giao lưu văn hóa với phát triển kinh tế du lịch, từng bước tiếp thu công nghệ Festival quốc tế, xây dựng Huế xứng đáng là thành phố Festival của Việt Nam. Tại Festival Huế 2012, đại diện Vùng Poitou Charentes (Pháp) tham gia nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Nghệ thuật sắp đặt lửa của Đoàn Carabosse vùng Poitou - Charentes (CH Pháp). Đoàn Carabosse đã từng tham gia biểu diễn tại nhiều sự kiện nổi tiếng trên thế giới như Festival Brighton - Anh, Festival Edinburgh - Scotland, Mardrid - Tây Ban Nha… Sự tham gia của đoàn nghệ thuật sắp đặt lửa sẽ mang đến cho công chúng nghệ thuật sắp đặt nến độc đáo, ấn tượng một loại hình nghệ thuật quảng đại, vượt qua ngôn ngữ và dễ dàng đến được với mọi tầng lớp khán giả, nhất là trong không gian huyền ảo của Kinh thành Huế.
Nhiều đoàn đã dàn dựng hẵn các chương trình đặc biệt và rất riêng tham gia lễ hội. "Nước Nga, tình yêu của tôi" là chương trình được dàn dựng đặc biệt cho Festival Huế 2012 của vũ đoàn Raduga. Vũ đoàn Raduga thuộc Trung tâm nghệ thuật Thanh thiếu nhi thành phố Khabarovsk - Liên bang Nga, được thành lập vào năm 1992 bao gồm thành viên ở mọi độ tuổi khác nhau từ 4 đến 26 tuổi. Đoàn đã tham gia biểu diễn tại nhiều sự kiện trong khu vực châu Á như: các festival múa ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
"Nước Nga, tình yêu của tôi," với những giai điệu dịu dàng, êm ái của "Hãy bay lên hỡi nhưng linh hồn", sự táo bạo, trẻ trung từ "Những cậu bé Kazak," bước nhảy vui nhộn của những em bé trong "Moldova," hay "Vũ điệu Kazak" sôi nổi nhưng cực kỳ phức tạp của những đôi vũ công. Tất cả những tiết mục này là sự kết hợp độc đáo giữa khiêu vũ hiện đại và múa dân gian nổi tiếng của Nga.
Sắc màu văn hóa của Cuba tại Festival Huế 2012 được thể hiện qua chương trình của Đoàn nghệ thuật dân gian hàng đầu của Cuba, Deep Roots, với một chương trình ca vũ nhạc truyền thống sôi động và đầy màu sắc. Trên nền âm nhạc dân gian bản xứ hòa cùng âm nhạc Cuba gốc Phi, khán giả được thưởng thức điệu nhảy Rumba Havana truyền thống, Rumba biến tấu và các vũ điệu nổi tiếng khác như Danzon, Cha-Cha-Cha, Mambo, Bolero, Salsa Casino, là một chương trình biểu diễn đầy lôi cuốn, đem đến một cái nhìn toàn cảnh vể âm nhạc và các điệu nhảy truyền thống của Cuba ngày nay.
Đến từ Argentina có nhóm nhạc Cuartoelemento, với 4 thành viên Matias Gonzalez (Bass và hát), Rubén "Mono" Izarrualde (sáo và hát), Néstor Gómez (guitar và hát) và Horacio López (bộ gõ và hát). Điều mà các thành viên trong ban nhạc hướng đến là truyền tải niềm hạnh phúc mà chúng tôi cảm nhận được khi chạm vào âm thanh mà khán giả đang nghe. Một tình bạn tuyệt vời nối kết giữa chúng tôi và qua bao năm dài trên hành trình du ca, chúng tôi nhận ra cội rễ chung của mình đó là một thứ ngôn ngữ phổ quát hiện nay - âm nhạc.
Hội tụ tại Đại Nội - Huế đủ sắc màu văn hóa các nước đến từ châu Á là chương trình "Đêm phương Đông", trình diễn vẻ đẹp của trang phục các dân tộc một số nước châu Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Philippines và Việt Nam. Góp mặt trong chương trình có các hoa hậu Việt Nam: Mai Phương Thúy, Thùy Dung và Ngọc Hân xuất hiện ở các đêm diễn trong trang phục các quốc gia và các bộ sưu tập áo dài đặc sắc của nhà thiết kế Sĩ Hoàng và Minh Hạnh.
Sân khấu trình diễn là sân Điện Thái Hòa chỉ được thắp lên bằng đèn lồng và những ngọn nến lung linh trong đêm càng tôn lên vẻ đẹp huyền bí và lộng lẫy của những bộ trang phục truyền thống, đủ sắc màu văn hoá các nước đến từ châu Á, vốn mang tính truyền thống gắn liền với triết lý sống vững mạnh, sâu sắc của mỗi dân tộc. Một lần nữa văn hóa mặc lại được tôn vinh tại Festival Huế; bữa tiệc văn hóa đầy màu sắc này không chỉ thu hút khán giả Việt Nam, mà còn làm hàng ngàn du khách quốc tế ngây ngất.
Các chương trình nghệ thuật được biểu diễn hằng đêm tại Đại Nội, cung An Định; các sân khấu cộng đồng trải khắp địa bàn thành phố, các huyện và thị xã trên toàn tỉnh, tạo điều kiện cho người dân tham gia với vai trò thực sự là chủ nhân của lễ hội. Festival Huế 2012 còn có các chương trình "Lễ tế Giao" tại đàn Nam Giao; chương trình Đêm Hoàng cung; sân khấu hoá chương trình "Thiên hạ Thái Bình"; lễ hội trống và nhạc cụ gõ "Âm vang hào khí Việt"...
Không khí lễ hội còn tràn đến cả bệnh viện Trung ương Huế, người bệnh cũng được hưởng không khí của Festival Huế, với các chương trình của Ban nhạc lừng danh Mary McBride (Mỹ), và ca sỹ Lê Cát Trọng Lý. Nữ ca sĩ chính Mary McBride lần đầu tiên tham dự Festival Huế đã thể hiện hết mình với 10 ca khúc, trong đó có các ca khúc nổi tiếng như "That Thing you do to me," " When will we know" và bài "Lý chiều chiều" bằng tiếng Việt, làm ấm lòng người bệnh.
Âm nhạc chính là cách tốt nhất để mang mọi người đến gần nhau hơn và có thể xóa nhòa những sự khác biệt về văn hóa - như lời một thành viên trong ban nhạc chia sẻ. Cùng với quan điểm của ca sĩ Mary McBride, ca sĩ Lê Cát Trọng Lý, với cây đàn ghi ta đã say sưa cất cao lời ca, tiếng hát mang đến niềm vui cho bệnh nhân, những người vốn có nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
Đêm nhạc Trịnh Công Sơn "Chút Thiên thu còn mãi," với những giai điệu quen thuộc làm thoả mãn nhu cầu những người yêu nhạc của ông. Sân khấu trong đêm nhạc là gò đất cao và cây cổ thụ, trong ánh sáng lung linh huyền ảo của những ngọn nến, đêm nhạc Trịnh Công Sơn trong Festival Huế 2012 diễn ra với không gian rất sâu lắng, trữ tình, và gần gũi với thiên nhiên…. Đây đã là lần thứ 2 vườn Cơ Hạ trong Đại Nội Huế được chọn làm sân khấu dành riêng cho đêm nhạc Trịnh Công Sơn, và sân khấu này luôn là trọng những điểm thu hút đông đảo người dân và du khách, đặc biệt là những khán giả yêu nhạc Trịnh.
Các chương trình hưởng ứng Festival Huế 2012 còn diễn ra hết sức phong phú trong suốt thời gian lễ hội như hội nghị, hội thảo, triển lãm, toạ đàm dành cho các nhà khoa học, nhà ngoại giao, doanh nhân với chủ đề phát triển văn hoá, du lịch, những thách thức đối với cộng đồng... Đặc biệt, trong khuôn khổ Festival Huế 2012 còn có Hội nghị thường niên lần thứ 13 Liên đoàn các thành phố lịch sử gồm 124 đại biểu đến từ 23 thành phố của 17 quốc gia, tạo cơ hội cho việc quảng bá hình ảnh Huế - thành phố văn hoá, di sản và thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam./.
Festival Huế 2012 diễn ra trong thời gian từ 7-15/4, quy tụ 40 đoàn nghệ thuật nước ngoài, với 450 nghệ sĩ có tên tuổi, đại diện của nghệ thuật đương đại chọn lọc từ các Festival quốc tế tiêu biểu và các loại hình nghệ thuật công nhận là di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, tiêu biểu cho các nền văn hoá lớn đến từ 30 quốc gia trên cả 5 châu lục, trong đó có các các thành phố lịch sử trên thế giới tham gia, bao gồm: Pháp, Bỉ, Nga, Thụy Sĩ, Đức, Ba Lan, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Mông Cổ, Sri Lanka, Israel, Philippines, Mexico, Argentina, Venezuela, Panama, Columbia, Cuba, Mỹ, Úc... Ở trong nước, có 25 đoàn nghệ thuật và nhóm nghệ sĩ đại diện cho các vùng miền trên khắp cả nước với hơn 700 nghệ sĩ, diễn viên.
Ngoài Đại Nội và biệt cung An Định, không gian Festival Huế 2012 được mở rộng với hầu hết các sân khấu được tổ chức ngoài trời, thuận tiện cho người dân đến dự. Mỗi ngày, với các chương trình nghệ thuật trong nước và quốc tế đã được diễn ra trên 15 sân khấu tại thành phố Huế và 10 địa điểm khác nhau ở các huyện, thị xã và Bệnh viện Trung ương Huế. Sức cuốn hút của các chương trình nghệ thuật nước ngoài và sự đón nhận của công chúng ở các sân khấu lễ hội, cũng như các chương trình quãng diễn đường phố của các nước Đông Á, Mỹ Latinh đã khẳng định chất lượng các chương trình nghệ thuật quốc tế tại Festival Huế 2012.
Đã thành thông lệ, cho đến năm 2012, qua 7 kỳ tổ chức, Cộng hòa Pháp vẫn là đối tác đặc biệt và truyền thống với Festival Huế, với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ thuật đương đại. Bắt đầu từ những kết quả bước đầu của Festival Việt-Pháp 1992 giữa thành phố Huế và Tổ chức Codev Việt Pháp, cho đến tháng 10/1998, Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với Ðại sứ quán Pháp tại Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Festival Huế 2000.
Ngay sau đó, các nhóm chuyên gia kỹ thuật Việt-Pháp đã phối hợp khẩn trương chuẩn bị theo hướng tổ chức Festival Huế 2000 là một sự kiện văn hóa lớn của Việt Nam, vừa có quy mô quốc gia và có tính quốc tế, thu hút sự tham gia của các vùng văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam và tiếp cận với nghệ thuật đương đại của Pháp, gắn mở rộng giao lưu văn hóa với phát triển kinh tế du lịch, từng bước tiếp thu công nghệ Festival quốc tế, xây dựng Huế xứng đáng là thành phố Festival của Việt Nam. Tại Festival Huế 2012, đại diện Vùng Poitou Charentes (Pháp) tham gia nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc.
Nghệ thuật sắp đặt lửa của Đoàn Carabosse vùng Poitou - Charentes (CH Pháp). Đoàn Carabosse đã từng tham gia biểu diễn tại nhiều sự kiện nổi tiếng trên thế giới như Festival Brighton - Anh, Festival Edinburgh - Scotland, Mardrid - Tây Ban Nha… Sự tham gia của đoàn nghệ thuật sắp đặt lửa sẽ mang đến cho công chúng nghệ thuật sắp đặt nến độc đáo, ấn tượng một loại hình nghệ thuật quảng đại, vượt qua ngôn ngữ và dễ dàng đến được với mọi tầng lớp khán giả, nhất là trong không gian huyền ảo của Kinh thành Huế.
Nhiều đoàn đã dàn dựng hẵn các chương trình đặc biệt và rất riêng tham gia lễ hội. "Nước Nga, tình yêu của tôi" là chương trình được dàn dựng đặc biệt cho Festival Huế 2012 của vũ đoàn Raduga. Vũ đoàn Raduga thuộc Trung tâm nghệ thuật Thanh thiếu nhi thành phố Khabarovsk - Liên bang Nga, được thành lập vào năm 1992 bao gồm thành viên ở mọi độ tuổi khác nhau từ 4 đến 26 tuổi. Đoàn đã tham gia biểu diễn tại nhiều sự kiện trong khu vực châu Á như: các festival múa ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
"Nước Nga, tình yêu của tôi," với những giai điệu dịu dàng, êm ái của "Hãy bay lên hỡi nhưng linh hồn", sự táo bạo, trẻ trung từ "Những cậu bé Kazak," bước nhảy vui nhộn của những em bé trong "Moldova," hay "Vũ điệu Kazak" sôi nổi nhưng cực kỳ phức tạp của những đôi vũ công. Tất cả những tiết mục này là sự kết hợp độc đáo giữa khiêu vũ hiện đại và múa dân gian nổi tiếng của Nga.
Sắc màu văn hóa của Cuba tại Festival Huế 2012 được thể hiện qua chương trình của Đoàn nghệ thuật dân gian hàng đầu của Cuba, Deep Roots, với một chương trình ca vũ nhạc truyền thống sôi động và đầy màu sắc. Trên nền âm nhạc dân gian bản xứ hòa cùng âm nhạc Cuba gốc Phi, khán giả được thưởng thức điệu nhảy Rumba Havana truyền thống, Rumba biến tấu và các vũ điệu nổi tiếng khác như Danzon, Cha-Cha-Cha, Mambo, Bolero, Salsa Casino, là một chương trình biểu diễn đầy lôi cuốn, đem đến một cái nhìn toàn cảnh vể âm nhạc và các điệu nhảy truyền thống của Cuba ngày nay.
Đến từ Argentina có nhóm nhạc Cuartoelemento, với 4 thành viên Matias Gonzalez (Bass và hát), Rubén "Mono" Izarrualde (sáo và hát), Néstor Gómez (guitar và hát) và Horacio López (bộ gõ và hát). Điều mà các thành viên trong ban nhạc hướng đến là truyền tải niềm hạnh phúc mà chúng tôi cảm nhận được khi chạm vào âm thanh mà khán giả đang nghe. Một tình bạn tuyệt vời nối kết giữa chúng tôi và qua bao năm dài trên hành trình du ca, chúng tôi nhận ra cội rễ chung của mình đó là một thứ ngôn ngữ phổ quát hiện nay - âm nhạc.
Hội tụ tại Đại Nội - Huế đủ sắc màu văn hóa các nước đến từ châu Á là chương trình "Đêm phương Đông", trình diễn vẻ đẹp của trang phục các dân tộc một số nước châu Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Philippines và Việt Nam. Góp mặt trong chương trình có các hoa hậu Việt Nam: Mai Phương Thúy, Thùy Dung và Ngọc Hân xuất hiện ở các đêm diễn trong trang phục các quốc gia và các bộ sưu tập áo dài đặc sắc của nhà thiết kế Sĩ Hoàng và Minh Hạnh.
Sân khấu trình diễn là sân Điện Thái Hòa chỉ được thắp lên bằng đèn lồng và những ngọn nến lung linh trong đêm càng tôn lên vẻ đẹp huyền bí và lộng lẫy của những bộ trang phục truyền thống, đủ sắc màu văn hoá các nước đến từ châu Á, vốn mang tính truyền thống gắn liền với triết lý sống vững mạnh, sâu sắc của mỗi dân tộc. Một lần nữa văn hóa mặc lại được tôn vinh tại Festival Huế; bữa tiệc văn hóa đầy màu sắc này không chỉ thu hút khán giả Việt Nam, mà còn làm hàng ngàn du khách quốc tế ngây ngất.
Các chương trình nghệ thuật được biểu diễn hằng đêm tại Đại Nội, cung An Định; các sân khấu cộng đồng trải khắp địa bàn thành phố, các huyện và thị xã trên toàn tỉnh, tạo điều kiện cho người dân tham gia với vai trò thực sự là chủ nhân của lễ hội. Festival Huế 2012 còn có các chương trình "Lễ tế Giao" tại đàn Nam Giao; chương trình Đêm Hoàng cung; sân khấu hoá chương trình "Thiên hạ Thái Bình"; lễ hội trống và nhạc cụ gõ "Âm vang hào khí Việt"...
Không khí lễ hội còn tràn đến cả bệnh viện Trung ương Huế, người bệnh cũng được hưởng không khí của Festival Huế, với các chương trình của Ban nhạc lừng danh Mary McBride (Mỹ), và ca sỹ Lê Cát Trọng Lý. Nữ ca sĩ chính Mary McBride lần đầu tiên tham dự Festival Huế đã thể hiện hết mình với 10 ca khúc, trong đó có các ca khúc nổi tiếng như "That Thing you do to me," " When will we know" và bài "Lý chiều chiều" bằng tiếng Việt, làm ấm lòng người bệnh.
Âm nhạc chính là cách tốt nhất để mang mọi người đến gần nhau hơn và có thể xóa nhòa những sự khác biệt về văn hóa - như lời một thành viên trong ban nhạc chia sẻ. Cùng với quan điểm của ca sĩ Mary McBride, ca sĩ Lê Cát Trọng Lý, với cây đàn ghi ta đã say sưa cất cao lời ca, tiếng hát mang đến niềm vui cho bệnh nhân, những người vốn có nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
Đêm nhạc Trịnh Công Sơn "Chút Thiên thu còn mãi," với những giai điệu quen thuộc làm thoả mãn nhu cầu những người yêu nhạc của ông. Sân khấu trong đêm nhạc là gò đất cao và cây cổ thụ, trong ánh sáng lung linh huyền ảo của những ngọn nến, đêm nhạc Trịnh Công Sơn trong Festival Huế 2012 diễn ra với không gian rất sâu lắng, trữ tình, và gần gũi với thiên nhiên…. Đây đã là lần thứ 2 vườn Cơ Hạ trong Đại Nội Huế được chọn làm sân khấu dành riêng cho đêm nhạc Trịnh Công Sơn, và sân khấu này luôn là trọng những điểm thu hút đông đảo người dân và du khách, đặc biệt là những khán giả yêu nhạc Trịnh.
Các chương trình hưởng ứng Festival Huế 2012 còn diễn ra hết sức phong phú trong suốt thời gian lễ hội như hội nghị, hội thảo, triển lãm, toạ đàm dành cho các nhà khoa học, nhà ngoại giao, doanh nhân với chủ đề phát triển văn hoá, du lịch, những thách thức đối với cộng đồng... Đặc biệt, trong khuôn khổ Festival Huế 2012 còn có Hội nghị thường niên lần thứ 13 Liên đoàn các thành phố lịch sử gồm 124 đại biểu đến từ 23 thành phố của 17 quốc gia, tạo cơ hội cho việc quảng bá hình ảnh Huế - thành phố văn hoá, di sản và thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam./.
Quốc Việt (TTXVN)