Từ ngày 19 đến 23/10, nhiều cán bộ, nhân dân khu vực phía Nam Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc xã Bình Trị, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) rất bức xúc với lượng khí thải có Lưu huỳnh điôxít (SO2) tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất, gây ô nhiễm môi trường sống khu vực phía Nam nhà máy, làm cho nhiều người có hiện tượng ngạt thở do mùi lưu huỳnh rất khó chịu, có người ngất xỉu.
Trước sự việc trên, Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường (Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất) đã lấy 3 mẫu khí xung quanh tại 3 địa điểm khác nhau để xác định lượng khí lưu huỳnh điôxít trong không khí do nhà máy lọc dầu thải ra.
Theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường ngày 22/10, tại phiếu thử nghiệm số 295/1/MTN-QTPT, loại mẫu: khí xung quanh, nguồn gốc: Trước cổng Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường tại Trung tâm đô thị Vạn Tường - xã Bình Trị, huyện Bình Sơn (cách nhà máy khoảng 2,5 km - phía Nam), ngày quan trắc 20/10, ngày thí nghiệm 20-21/10, kết quả qua phương pháp thử/thiết bị đo theo TCVN 5771: 1995 cho thấy thông số lưu huỳnh điôxit (SO2) trong không khí có 789,13 µg/m3 (Mirogam/mét khối), vượt hơn 439 µg/m3 (Microgam/mét khối) - tiêu chuẩn Việt Nam cho phép 350 µg/m3.
Tương tự, tại phiếu thử nghiệm số 295/2, trung tâm lấy khí xung quanh trước trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Bình Trị (cách nhà máy khoảng 2km về phía Tây-Nam) kết quả cho thấy lượng lưu huỳnh điôxit trong không khí chiếm 406,02 µg/m3 (Microgam/mét khối), vượt mức cho phép 51 µg/m3 và tại phiếu thử nghiệm số 295/3, trung tâm lấy khí xung quanh tại ngã ba thôn Lệ Thủy, xã Bình Trị (cách nhà máy khoảng 3,5 km về phía Đông-Nam), kết quả lượng lưu huỳnh điôxit chiếm 424,5 µg/m3 (Microgam/mét khối), vượt mức cho phép 74,5 µg/m3.
Như vậy, tại tất cả 3 điểm lấy mẫu thử nghiệm lượng lưu hùynh điôxit do nhà máy lọc dầu thải ra đều vượt mức cho phép, riêng tại khu vực trung tâm đô thị Vạn Tượng lượng SO2 vượt mức 125% so với mức tiêu chuẩn Việt Nam.
Theo phản ánh của người dân địa phương, đây không phải là lần đầu tiên Nhà máy lọc dầu Dung Quất thải khí lưu huỳnh điôxit. Trước đây, nhà máy đã thải nhiều lần nhưng do thời tiết nắng, gió, khí SO2 bay thoát nhanh, trong đợt thải này gặp không khí ẩm, mây nhiều và có gió mùa Đông-Bắc vào nên lượng SO2 không thoát nhanh được làm ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, nhất là khu vực phía Nam nhà máy lọc dầu.
Thông qua việc thải xả khí lưu huỳnh điôxit này, nhiều người dân sinh sống xung quanh nhà máy lọc dầu kiến nghị nhà máy có giải pháp thích hợp thu hồi chất SO2 hoặc thải khí vào thời điểm thích hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống của hàng vạn cán bộ, nhân dân trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất./.
Trước sự việc trên, Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường (Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất) đã lấy 3 mẫu khí xung quanh tại 3 địa điểm khác nhau để xác định lượng khí lưu huỳnh điôxít trong không khí do nhà máy lọc dầu thải ra.
Theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường ngày 22/10, tại phiếu thử nghiệm số 295/1/MTN-QTPT, loại mẫu: khí xung quanh, nguồn gốc: Trước cổng Trung tâm kỹ thuật quan trắc môi trường tại Trung tâm đô thị Vạn Tường - xã Bình Trị, huyện Bình Sơn (cách nhà máy khoảng 2,5 km - phía Nam), ngày quan trắc 20/10, ngày thí nghiệm 20-21/10, kết quả qua phương pháp thử/thiết bị đo theo TCVN 5771: 1995 cho thấy thông số lưu huỳnh điôxit (SO2) trong không khí có 789,13 µg/m3 (Mirogam/mét khối), vượt hơn 439 µg/m3 (Microgam/mét khối) - tiêu chuẩn Việt Nam cho phép 350 µg/m3.
Tương tự, tại phiếu thử nghiệm số 295/2, trung tâm lấy khí xung quanh trước trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Bình Trị (cách nhà máy khoảng 2km về phía Tây-Nam) kết quả cho thấy lượng lưu huỳnh điôxit trong không khí chiếm 406,02 µg/m3 (Microgam/mét khối), vượt mức cho phép 51 µg/m3 và tại phiếu thử nghiệm số 295/3, trung tâm lấy khí xung quanh tại ngã ba thôn Lệ Thủy, xã Bình Trị (cách nhà máy khoảng 3,5 km về phía Đông-Nam), kết quả lượng lưu huỳnh điôxit chiếm 424,5 µg/m3 (Microgam/mét khối), vượt mức cho phép 74,5 µg/m3.
Như vậy, tại tất cả 3 điểm lấy mẫu thử nghiệm lượng lưu hùynh điôxit do nhà máy lọc dầu thải ra đều vượt mức cho phép, riêng tại khu vực trung tâm đô thị Vạn Tượng lượng SO2 vượt mức 125% so với mức tiêu chuẩn Việt Nam.
Theo phản ánh của người dân địa phương, đây không phải là lần đầu tiên Nhà máy lọc dầu Dung Quất thải khí lưu huỳnh điôxit. Trước đây, nhà máy đã thải nhiều lần nhưng do thời tiết nắng, gió, khí SO2 bay thoát nhanh, trong đợt thải này gặp không khí ẩm, mây nhiều và có gió mùa Đông-Bắc vào nên lượng SO2 không thoát nhanh được làm ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, nhất là khu vực phía Nam nhà máy lọc dầu.
Thông qua việc thải xả khí lưu huỳnh điôxit này, nhiều người dân sinh sống xung quanh nhà máy lọc dầu kiến nghị nhà máy có giải pháp thích hợp thu hồi chất SO2 hoặc thải khí vào thời điểm thích hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống của hàng vạn cán bộ, nhân dân trên địa bàn Khu Kinh tế Dung Quất./.
Nguyễn Đăng Lâm (TTXVN/Vietnam+)