Sáng 6/5, khoảng 46 triệu cử tri Pháp đến 65.000 điểm bỏ phiếu trên toàn nước Pháp bắt đầu bỏ phiếu trong vòng hai cuộc bầu cử Tổng thống Pháp nhiệm kỳ 2012-2017, với hai ứng cử viên là đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy thuộc đảng cánh hữu cầm quyền Liên minh vì phong trào nhân dân (UMP) và ông François Hollande của đảng Xã hội cánh tả.
Đây là thời khắc cuối cùng quan trọng nhất để phân định người sẽ được ngồi vào chiếc ghế Tổng thống tại điện Élysée.
Khoảng 10 giờ 30, giờ đại phương, tại điểm bỏ phiếu ở Tulle, ứng cử - cử tri François Hollande đã bỏ phiếu trước sự quan tâm và chứng kiến và của một lực lượng khá đông phóng viên, quay phim (khoảng 300 người) của các báo hãng thông tấn báo chí trong nước và nước ngoài tại nước sở tại, cùng với sự ủng hộ và hoan nghênh của đông đảo cử tri nơi đây.
Theo quan sát của phóng viên, lực lượng bảo vệ phải khá vất vả mới có thể dẹp đường để có lối ra cho ông.
Đúng 11 giờ 50, giờ địa phường, ứng cử viên đương kim Tổng thống - cử tri Nicolas Sarkozy đã thực hiện nghĩa vụ công dân của mình tại điểm bầu cử tại một trường trung học quận 16 thủ đô Paris, trong sự chào đón ủng hộ và những cái bắt tay nồng nhiệt của hàng trăm cử tri.
Đến 12 giờ, theo thông báo của mạng France 24, khoảng 30,66% cử tri Pháp đã đi bầu cử tại các điểm bỏ phiếu, cao hơn vòng một nhưng thấp hơn so với cùng giờ tại cuộc bầu cử năm 2007 (hơn 34%). Các điểm bỏ phiếu tại Pháp đã ở các tỉnh và vùng miền sẽ đóng cửa vào 20 giờ cùng ngày. Riêng ở các tỉnh và thành phố lớn, đặc biệt ở Paris, các điểm bỏ phiếu sẽ đóng cửa vào 19 giờ.
Trước đó một ngày, tại các điểm bỏ phiếu ở những vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp các cử tri đã tiến hành thực hiện nghĩa vụ công dân của mình. Theo kết quả công bố trên báo tờ nhật báo Le Monde, tỷ lệ cử tri đi bầu không quá sự chênh lệnh nhiều giữa các vùng và khu vực hải ngoại, chủ yếu dao động giữa 50% và 52%. Tại Nouvelle-Calédonie, tỷ lệ cử tri đi bầu đạt là 56,3 %. Cử tri Pháp tại một số nước Brésil, Uruguay, Argentine, Canada và Mỹ, đã đi bầu, với số cử tri đăng ký khoảng 23.000 người.
Kết quả các cuộc thăm dò cuối cùng được công bố ngày 4/5 cho thấy ông Hollande vẫn được dự báo nhiều khả năng thắng cử, mặc dù cách biệt về tỷ lệ ủng hộ so với ông Sarkozy đã phần nào thu hẹp (với tỷ lệ 52% số phiếu ủng hộ dành cho ông Hollande và ông Sarkozy được 48%).
Nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vòng hai, ông Hollande sẽ là người đầu tiên của đảng Xã hội lãnh đạo nước Pháp kể từ khi ông Francois Mitterrand rời nhiệm sở vào năm 1995. Vị tổng thống đắc cử của Pháp sẽ đảm nhận cương vị trong nhiệm kỳ 5 năm, với nhiệm vụ hết sức khó khăn là đưa nước Pháp vượt qua thời kỳ khó khăn hiện nay trong bối cảnh châu Âu đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ cộng./.
Đây là thời khắc cuối cùng quan trọng nhất để phân định người sẽ được ngồi vào chiếc ghế Tổng thống tại điện Élysée.
Khoảng 10 giờ 30, giờ đại phương, tại điểm bỏ phiếu ở Tulle, ứng cử - cử tri François Hollande đã bỏ phiếu trước sự quan tâm và chứng kiến và của một lực lượng khá đông phóng viên, quay phim (khoảng 300 người) của các báo hãng thông tấn báo chí trong nước và nước ngoài tại nước sở tại, cùng với sự ủng hộ và hoan nghênh của đông đảo cử tri nơi đây.
Theo quan sát của phóng viên, lực lượng bảo vệ phải khá vất vả mới có thể dẹp đường để có lối ra cho ông.
Đúng 11 giờ 50, giờ địa phường, ứng cử viên đương kim Tổng thống - cử tri Nicolas Sarkozy đã thực hiện nghĩa vụ công dân của mình tại điểm bầu cử tại một trường trung học quận 16 thủ đô Paris, trong sự chào đón ủng hộ và những cái bắt tay nồng nhiệt của hàng trăm cử tri.
Đến 12 giờ, theo thông báo của mạng France 24, khoảng 30,66% cử tri Pháp đã đi bầu cử tại các điểm bỏ phiếu, cao hơn vòng một nhưng thấp hơn so với cùng giờ tại cuộc bầu cử năm 2007 (hơn 34%). Các điểm bỏ phiếu tại Pháp đã ở các tỉnh và vùng miền sẽ đóng cửa vào 20 giờ cùng ngày. Riêng ở các tỉnh và thành phố lớn, đặc biệt ở Paris, các điểm bỏ phiếu sẽ đóng cửa vào 19 giờ.
Trước đó một ngày, tại các điểm bỏ phiếu ở những vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp các cử tri đã tiến hành thực hiện nghĩa vụ công dân của mình. Theo kết quả công bố trên báo tờ nhật báo Le Monde, tỷ lệ cử tri đi bầu không quá sự chênh lệnh nhiều giữa các vùng và khu vực hải ngoại, chủ yếu dao động giữa 50% và 52%. Tại Nouvelle-Calédonie, tỷ lệ cử tri đi bầu đạt là 56,3 %. Cử tri Pháp tại một số nước Brésil, Uruguay, Argentine, Canada và Mỹ, đã đi bầu, với số cử tri đăng ký khoảng 23.000 người.
Kết quả các cuộc thăm dò cuối cùng được công bố ngày 4/5 cho thấy ông Hollande vẫn được dự báo nhiều khả năng thắng cử, mặc dù cách biệt về tỷ lệ ủng hộ so với ông Sarkozy đã phần nào thu hẹp (với tỷ lệ 52% số phiếu ủng hộ dành cho ông Hollande và ông Sarkozy được 48%).
Nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vòng hai, ông Hollande sẽ là người đầu tiên của đảng Xã hội lãnh đạo nước Pháp kể từ khi ông Francois Mitterrand rời nhiệm sở vào năm 1995. Vị tổng thống đắc cử của Pháp sẽ đảm nhận cương vị trong nhiệm kỳ 5 năm, với nhiệm vụ hết sức khó khăn là đưa nước Pháp vượt qua thời kỳ khó khăn hiện nay trong bối cảnh châu Âu đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ cộng./.
Lê Hà (Vietnam+)