Công trình có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là trên 43 tỷ đồng do Phânviện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung thực hiện, dự kiến hoàn thành vào tháng12/2015, sau 34 tháng thi công.
Điều đáng lưu ý, trong quá trình bảo tồn, khách vào tham quan Đại Nội vẫn có thể đi qua tầng trệt của cửa Ngọ Môn.
Du khách nước ngoài tham quan Ngọ Môn-Đại Nội Huế trong ngày khởi công. Ảnh: Quốc Việt/Vietnam+
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biếttrung tâm đã phối hợp với Viện Bảo tồn di tích Trung ương tiến hành khảo sát lậpdự án trùng tu tổng thể Ngọ Môn theo đúng quy trình khoa học.
Các hạng mục được trùng tu bao gồm phần nền đài từ nền móng cho đến phần lancan với chiều dài 73m, cao 6,15m, diện tích tổng thể mặt nền 1.400m2, vật liệuchủ yếu là gạch vồ, đá thanh, các thanh đồng dùng làm xà chịu lực ở giữa 3 cửavòm; lầu Ngũ Phụng, một tổ hợp kiến trúc gồm 9 chiếc lầu được ghép nối tiếp liềnmạch với nhau, gồm có 100 cột và hệ khung, kèo, xuyên, trến, vách đố được chạmkhảm công phu.
Hai lối đi bên ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môndành cho binh lính và voi ngựa theo hầu. Phía trên Ngọ Môn là lầu Ngũ Phụng vớihệ thống các cột bằng gỗ lim và hệ mái được bố trí thanh thoát mang ý nghĩa biểutượng của hòa bình, thịnh vượng.
Ngọ Môn không chỉ là công trình mang chức năng thuần túy của cửa ra vào HoàngThành mà còn là nơi triều đình tổ chức các cuộc lễ lớn như lễ Ban sóc (ban lịchnăm mới), lễ Duyệt binh, lễ Truyền lô hoặc nghênh tiếp các sứ thần…
Ngọ Môn cũng là nơi diễn ra cuộc chuyển giao thế kỷ giữa chính quyền quân chủtriều Nguyễn và chính quyền dân chủ cách mạng vào tháng 8/1945. Chính vì thế,Ngọ Môn mang đậm ý nghĩa văn hóa, lịch sử không chỉ của Huế, của quốc gia, dântộc mà hơn thế nữa là của nhân loại với vai trò là một bộ phận quan trọng trongquần thể di tích Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.