Khởi công xây Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1

Sáng 22/10, tại thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh, EVN làm lễ khởi công xây Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1, vốn đầu tư hơn 33.610 tỷ đồng.
Sáng 22/10, tại thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Điện Lực Việt Nam(EVN) đã làm lễ khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1, có tổng vốnđầu tư hơn 33.610 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD).

Tới dự lễ khởi công, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chỉ đạo Chủ đầu tưEVN và chính quyền địa phương cần tích cực phối hợp với các ban ngành, đẩy nhanhtiến độ thi công, đảm bảo chất lượng để có thể đưa dự án vào vận hành đúng thờigian.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý EVN cần phải chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ quản lý,vận hành dự án.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 là một trong hai nhà máy của Trung tâmĐiện lực Mông Dương, thuộc Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn2006-2015. Dự án gồm vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), vốn vaythương mại, từ Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc và vốn đối ứng của EVN.

Dự án do EVN làm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án Nhiệt điện 1 được giao nhiệmvụ quản lý dự án. Nhà thầu Hyundai Engineering and Construction Co.,Ltd (HànQuốc) đảm nhận việc cung cấp thiết bị và lắp đặt.

Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 có hai tổ máy với tổng công suất lắp đặt là1.080 MW, sản lượng điện phát hàng năm 6,5 tỷ kWh; được xây dựng trên diện tích55ha ở Khu 3, phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Khi đi vào hoạt động, Nhà máy sẽ phát điện lên lưới điện quốc gia qua đườngdây 500kV mạch kép Mông Dương, Trạm biến áp 500kV Quảng Ninh.

Nhà máy sử dụngnhiên liệu than, công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, thông số hơi cậntới hạn, công nghệ lò hơi đốt than kiểu tầng sôi (CFB) hiện đại, phù hợp với cácloại than Antracite có chất lượng thấp của Việt Nam, có ở các mỏ than lớn ởQuảng Ninh. Nhu cầu tiêu thụ than cho Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 khoảng 3triệu tấn than/năm.

Theo kế hoạch, tổ máy số 1 sẽ được hoàn thành, đưa vào vận hành thương mại sau40 tháng (quý 1/2015), tổ máy số 2 sẽ đưa vào vận hành sau 46 tháng (dự kiến quý3/2015).

Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng cường năng lực cung ứngđiện của hệ thống điện quốc gia, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tếxã hội vùng kinh tế trọng điểm Đông Bắc Việt Nam./.

Văn Đức (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Những năm gần đây, thương mại hai nước Việt Nam-Ba Lan đã có được những động lực tăng trưởng đáng kể. Năm 2024, thương mại hai nước đạt 3,44 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2023.

Thu hoạch hồ tiêu. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Dự báo nguồn cung giảm, hồ tiêu được giá

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục sụt giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ ổn định là động lực giúp giá tiêu năm 2025 giữ ở mức cao, tạo đà cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.