Ngày 5/4, cuộc thi sáng tạo Robocon 2010 với chủ đề “Robo - Phraohs xây dựng kim tự tháp” khu vực phía Nam đã khởi tranh những trận đấu đầu tiên tại nhà thi đấu Rạch Miễu, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong ngày thi đấu đầu tiên, đã có 42 trận đấu diễn ra từ bảng 1-7. Trong buổi sáng, tỷ số của các trận đấu khá chênh lệch nhưng không có đội nào chiến thắng tuyệt đối (Robo-Phraohs).
Theo thể lệ thi đấu, chiến thắng tuyệt đối chỉ đến khi robot (điều khiển và tự động) dựng thành công kim tự tháp ở cả ba khu vực trên sàn đấu.
Nhận xét về độ khó của giải năm nay, Lưu Quốc Hùng (sinh viên năm thứ tư, Đại học Lạc Hồng) cho biết: “Do phải xếp hình tháp với nhiều khối khác nhau nên để ghép thành công thì sai số các mẫu ghép phải dưới 2,5cm."
Dương Minh Tâm, đội BK-AMT của Đại Học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh thì cho rằng: “Để đạt khối lượng robot dưới 50kg thì phần lớn robot của đội đều dùng pin nhỏ nên ảnh hưởng đến độ chính xác của hệ thống điều khiển."
Các đội khác cũng cho rằng cuộc thi năm nay có nhiều thử thách hơn. Các khối hình tháp nặng so với khả năng của các robot. Nhiều robot đã bị mất cân bằng và xoay vòng khi mang những khối hình tháp này.
Thi đấu cùng lúc trên ba khu vực, các đội phải cần tới 3-4 robot, trong đó có hai robot tư động nên nhiều đội không có robot phụ để thay thế nếu robot chính bị hư hỏng nặng.
Năm nay, cuộc thi sáng tạo robocon đã thu hút 86 đội đăng ký tham dự, trong đó có nhiều đội quen thuộc đến từ các trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh…
Ngoài khu vực phía Nam, giải còn diễn ra tại khu vực phía Bắc (Hà Nội), miền Trung-Tây Nguyên (Đà Nẵng). Vòng thi chung kết toàn quốc sẽ diễn ra tại Đắk Lắk vào tháng Năm./.
Trong ngày thi đấu đầu tiên, đã có 42 trận đấu diễn ra từ bảng 1-7. Trong buổi sáng, tỷ số của các trận đấu khá chênh lệch nhưng không có đội nào chiến thắng tuyệt đối (Robo-Phraohs).
Theo thể lệ thi đấu, chiến thắng tuyệt đối chỉ đến khi robot (điều khiển và tự động) dựng thành công kim tự tháp ở cả ba khu vực trên sàn đấu.
Nhận xét về độ khó của giải năm nay, Lưu Quốc Hùng (sinh viên năm thứ tư, Đại học Lạc Hồng) cho biết: “Do phải xếp hình tháp với nhiều khối khác nhau nên để ghép thành công thì sai số các mẫu ghép phải dưới 2,5cm."
Dương Minh Tâm, đội BK-AMT của Đại Học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh thì cho rằng: “Để đạt khối lượng robot dưới 50kg thì phần lớn robot của đội đều dùng pin nhỏ nên ảnh hưởng đến độ chính xác của hệ thống điều khiển."
Các đội khác cũng cho rằng cuộc thi năm nay có nhiều thử thách hơn. Các khối hình tháp nặng so với khả năng của các robot. Nhiều robot đã bị mất cân bằng và xoay vòng khi mang những khối hình tháp này.
Thi đấu cùng lúc trên ba khu vực, các đội phải cần tới 3-4 robot, trong đó có hai robot tư động nên nhiều đội không có robot phụ để thay thế nếu robot chính bị hư hỏng nặng.
Năm nay, cuộc thi sáng tạo robocon đã thu hút 86 đội đăng ký tham dự, trong đó có nhiều đội quen thuộc đến từ các trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh…
Ngoài khu vực phía Nam, giải còn diễn ra tại khu vực phía Bắc (Hà Nội), miền Trung-Tây Nguyên (Đà Nẵng). Vòng thi chung kết toàn quốc sẽ diễn ra tại Đắk Lắk vào tháng Năm./.
Hữu Duyên (Vietnam+)