Kỹ sư Lê Hoàng Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp khẳng định không có chuyện cá điêu hồng trên địa bàn tỉnh bị nhiễm chất trifluralin.
Trước đó, ngày 12/3, Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp đã nhận được công văn của Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu hỗ trợ truy xuất, do Chi cục phát hiện dư lượng hóa chất cấm sử dụng trong mẫu thủy sản trên cá điêu hồng thu vào tại chợ Bình Điền. Số cá bị nhiễm trên do một số thương lái ngụ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đưa vào chợ.
Ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp đã làm việc với các thương lái cá này và họ cho biết do thời gian mua đã lâu, lại không ghi sổ sách theo dõi nên không nhớ mua ở đâu. Do vậy, Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản phúc đáp chưa truy suất được nguồn gốc ở các hộ nuôi, nơi cung cấp và nhà sản xuất hoạt chất trifluralin.
Ông Lê Hoàng Vũ cho biết trifluralin là chất dùng để diệt trừ sâu rầy, côn trùng, ngay khi Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cấm sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt, ngành chức năng ở tỉnh Đồng Tháp cũng đã cấm người dân sử dụng hay buôn bán các hoạt chất tương tự chất trifluralin.
Trong quý 1, Chi cục Thủy sản cũng đã kiểm tra các hộ nuôi cá điêu hồng thường xuyên trên địa bàn tỉnh và không phát hiện có gì bất thường.
Hiện tại Đồng Tháp có 2.300 bè nuôi cá (trong đó cá điêu hồng chiếm 60%-70%) tập trung ở huyện Cao Lãnh, thị xã Hồng Ngự.
Ngày 20/4, ông Huỳnh Hữu Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, đến thời điểm này vẫn chưa xác định được nguyên nhân cá điêu hồng nuôi bè nhiễm hóa chất cấm Trifluralin.
Cơ quan chức năng đã làm việc với ông Phạm Văn Hiền (ấp Thới Thạnh, Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang) sau khi Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện mẫu cá điêu hồng do ông cung cấp cho chợ đầu mối Bình Điền có dư lượng hóa chất Trifluralin.
Ông Hiền cho biết ông vừa có bè cá nuôi tại ấp Thới Thạnh, Thới Sơn, vừa thu mua, tiêu thụ cá điêu hồng bè của bà con xung quanh nên không biết được mẫu bị nhiễm trên thuộc lô hàng nào, của bè cá nuôi gia đình hay thu mua trong dân.
Để đảm bảo chất lượng đầu ra của các sản phẩm nông-lâm thủy sản địa phương, đặc biệt là cá điêu hồng nuôi bè, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng các ngành hữu quan tăng cường kiểm tra, giám sát, lấy mẫu kiểm tra cá điêu hồng xuất bè đưa ra thị trường nhằm bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như khẳng định uy tín thương hiệu “làng cá bè Tiền Giang”./.
Trước đó, ngày 12/3, Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp đã nhận được công văn của Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu hỗ trợ truy xuất, do Chi cục phát hiện dư lượng hóa chất cấm sử dụng trong mẫu thủy sản trên cá điêu hồng thu vào tại chợ Bình Điền. Số cá bị nhiễm trên do một số thương lái ngụ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đưa vào chợ.
Ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp đã làm việc với các thương lái cá này và họ cho biết do thời gian mua đã lâu, lại không ghi sổ sách theo dõi nên không nhớ mua ở đâu. Do vậy, Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản phúc đáp chưa truy suất được nguồn gốc ở các hộ nuôi, nơi cung cấp và nhà sản xuất hoạt chất trifluralin.
Ông Lê Hoàng Vũ cho biết trifluralin là chất dùng để diệt trừ sâu rầy, côn trùng, ngay khi Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cấm sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt, ngành chức năng ở tỉnh Đồng Tháp cũng đã cấm người dân sử dụng hay buôn bán các hoạt chất tương tự chất trifluralin.
Trong quý 1, Chi cục Thủy sản cũng đã kiểm tra các hộ nuôi cá điêu hồng thường xuyên trên địa bàn tỉnh và không phát hiện có gì bất thường.
Hiện tại Đồng Tháp có 2.300 bè nuôi cá (trong đó cá điêu hồng chiếm 60%-70%) tập trung ở huyện Cao Lãnh, thị xã Hồng Ngự.
Ngày 20/4, ông Huỳnh Hữu Đức, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, đến thời điểm này vẫn chưa xác định được nguyên nhân cá điêu hồng nuôi bè nhiễm hóa chất cấm Trifluralin.
Cơ quan chức năng đã làm việc với ông Phạm Văn Hiền (ấp Thới Thạnh, Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang) sau khi Chi cục Quản lý Chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện mẫu cá điêu hồng do ông cung cấp cho chợ đầu mối Bình Điền có dư lượng hóa chất Trifluralin.
Ông Hiền cho biết ông vừa có bè cá nuôi tại ấp Thới Thạnh, Thới Sơn, vừa thu mua, tiêu thụ cá điêu hồng bè của bà con xung quanh nên không biết được mẫu bị nhiễm trên thuộc lô hàng nào, của bè cá nuôi gia đình hay thu mua trong dân.
Để đảm bảo chất lượng đầu ra của các sản phẩm nông-lâm thủy sản địa phương, đặc biệt là cá điêu hồng nuôi bè, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Tiền Giang phối hợp cùng các ngành hữu quan tăng cường kiểm tra, giám sát, lấy mẫu kiểm tra cá điêu hồng xuất bè đưa ra thị trường nhằm bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như khẳng định uy tín thương hiệu “làng cá bè Tiền Giang”./.
Nguyễn Văn Thi-Minh Trí (TTXVN)