Ngày 7/6, ông Bùi Văn Nu, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh Bình Dương khẳng định qua xác minh, không có tổ chức tín dụng nào đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương có liên quan đến hoạt động tín dụng và bao vây “siết nợ” với Công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Ngân, làm ảnh hưởng đến vấn đề an ninh, trật tự trên địa bàn thị xã Dĩ An.
Trước đó, công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Ngân (chuyên ngành nghề kinh doanh thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê) có trụ sở chính tại 109/F8, Bến Vân Đồng, phường 9, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh bị vỡ nợ trên 600 tỉ đồng.
Công ty có kho hàng đặt tại khu phố Chiêu Liêu, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Qua rà soát, Công ty Trường Ngân có quan hệ tín dụng với 6 chi nhánh tổ chức tín dụng nhưng hầu hết nằm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể là Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương - Chi nhánh Lý Thường Kiệt, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Sài Sòn, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Quận 10 và Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông - Chi nhánh Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Cho nên tài sản thế chấp tại kho hàng của Công ty Trường Ngân đóng tại phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương có liên quan đến các ngân hàng này.
Ông Nu cho biết thêm, cho đến chiều 7/6, theo thông tin nắm được, một số các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có liên quan đến Công ty Trường Ngân đã làm việc cùng các cơ quan pháp luật, Công an tiến hành kiểm kê cũng như niêm phong các tài sản, tránh trường hợp các tài sản đã thế chấp bị tẩu tán, thất thoát ảnh hưởng đến rủi ro của các ngân hàng.
Qua đó, tiếp tục giải quyết và xác định rõ về tính pháp lý đối với tài sản này được cầm cố, thế chấp cho ngân hàng nào để tìm biện pháp, phương pháp giải quyết giữa các ngân hàng cho phù hợp và xử lý vụ việc đúng theo qui định của pháp luật.
“Với trách nhiệm Ngân hàng nhà nước quản lý trên địa bàn, chúng tôi đang phối hợp với Ngân hàng nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh để có hướng xử lý và cũng như đề nghị các các ngân hàng có liên quan đến kho hàng cà phê của Công ty Trường Ngân khi tác nghiệp phải phù hợp với pháp luật, tránh tình trạng xảy ra bất an về trật tự xã hội trên địa bàn như hôm qua.
Tuy nhiên, qua vụ việc này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương cũng rút ra kinh nghiệm và có chỉ đạo, quán triệt tất cả các ngân hàng hoạt động trên địa bàn Bình Dương khi có sự việc tương tự xảy ra cần báo ngay cho Ngân hàng Nhà nước để có hướng xử lý phù hợp hơn" - Ông Nu cho hay.
Hiện nay, vụ Công ty Trường Ngân bị mất thanh khoản nghiêm trọng với tổng dư nợ trên 600 tỉ đồng và các ngân hàng vây kín để tranh giành khối tài sản khoảng 4.000 tấn cà phê đang lưu phong tại Bình Dương, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Dương đã báo cáo vụ việc cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Văn phòng Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương để có hướng chỉ đạo, ổn định tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh, tránh bị ảnh hưởng./.
Trước đó, công ty trách nhiệm hữu hạn Trường Ngân (chuyên ngành nghề kinh doanh thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê) có trụ sở chính tại 109/F8, Bến Vân Đồng, phường 9, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh bị vỡ nợ trên 600 tỉ đồng.
Công ty có kho hàng đặt tại khu phố Chiêu Liêu, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Qua rà soát, Công ty Trường Ngân có quan hệ tín dụng với 6 chi nhánh tổ chức tín dụng nhưng hầu hết nằm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể là Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương - Chi nhánh Lý Thường Kiệt, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội - Chi nhánh Sài Sòn, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Quận 10 và Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông - Chi nhánh Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Cho nên tài sản thế chấp tại kho hàng của Công ty Trường Ngân đóng tại phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương có liên quan đến các ngân hàng này.
Ông Nu cho biết thêm, cho đến chiều 7/6, theo thông tin nắm được, một số các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có liên quan đến Công ty Trường Ngân đã làm việc cùng các cơ quan pháp luật, Công an tiến hành kiểm kê cũng như niêm phong các tài sản, tránh trường hợp các tài sản đã thế chấp bị tẩu tán, thất thoát ảnh hưởng đến rủi ro của các ngân hàng.
Qua đó, tiếp tục giải quyết và xác định rõ về tính pháp lý đối với tài sản này được cầm cố, thế chấp cho ngân hàng nào để tìm biện pháp, phương pháp giải quyết giữa các ngân hàng cho phù hợp và xử lý vụ việc đúng theo qui định của pháp luật.
“Với trách nhiệm Ngân hàng nhà nước quản lý trên địa bàn, chúng tôi đang phối hợp với Ngân hàng nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh để có hướng xử lý và cũng như đề nghị các các ngân hàng có liên quan đến kho hàng cà phê của Công ty Trường Ngân khi tác nghiệp phải phù hợp với pháp luật, tránh tình trạng xảy ra bất an về trật tự xã hội trên địa bàn như hôm qua.
Tuy nhiên, qua vụ việc này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bình Dương cũng rút ra kinh nghiệm và có chỉ đạo, quán triệt tất cả các ngân hàng hoạt động trên địa bàn Bình Dương khi có sự việc tương tự xảy ra cần báo ngay cho Ngân hàng Nhà nước để có hướng xử lý phù hợp hơn" - Ông Nu cho hay.
Hiện nay, vụ Công ty Trường Ngân bị mất thanh khoản nghiêm trọng với tổng dư nợ trên 600 tỉ đồng và các ngân hàng vây kín để tranh giành khối tài sản khoảng 4.000 tấn cà phê đang lưu phong tại Bình Dương, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Dương đã báo cáo vụ việc cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Văn phòng Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương để có hướng chỉ đạo, ổn định tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh, tránh bị ảnh hưởng./.
Dương Chí Tưởng (TTXVN)