Không còn Luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp, tập trung vào vấn đề chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Trong Chương trình Phiên họp thứ 20, sáng 20/8, dưới sự điều hành của Phó Chủtịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành chất vấn đốivới Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường.

Phiên chất vấn được tổ chức dưới hình thức trực tuyến tới các Đoàn đại biểuQuốc hội, đại diện Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân 63 tỉnh, thành phố trêntoàn quốc và được truyền hình, phát thanh trực tiếp để đồng bào, cử tri cả nướccùng theo dõi.

Buổi chất vấn sáng nay cũng có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn TháiBình và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam và đại diện lãnh đạomột số bộ, ngành liên quan.

Theo Báo cáo của Bộ Tư pháp, qua hai năm đầu của nhiệm kỳ khóa XIII, Bộ đã cơbản hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để xảy ra sai sót, bức xúc lớn tronglĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý.

Công tác tham mưu cho Chính phủ xây dựng,theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháplệnh thuộc trách nhiệm của Chính phủ được thực hiện bài bản và có nền nếp hơn,bước đầu khắc phục được những hạn chế mà các vị Đại biểu Quốc hội và dư luận nêutừ nhiều năm nay; công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm tiến độtheo đúng quy định của pháp luật, có chất lượng và chiều sâu hơn, từng bước khắcphục xu hướng chỉ thiên về tính pháp lý; công tác kiểm tra văn bản quy phạm phápluật được tăng cường, bước đầu có sự gắn kết với công tác theo dõi thi hành phápluật, hình thành cơ chế đồng bộ cho việc theo dõi, phát hiện, xử lý và kiến nghịhoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật.

Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong từng lĩnh vựccông tác của Bộ như công tác tham mưu xây dựng, triển khai Chương trình xây dựngluật, pháp lệnh tuy đã đi vào nền nếp nhưng chất lượng còn chưa cao; công tácthẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kiểmtra văn bản quy phạm pháp luật của các Bộ, ngành tuy đã được cải thiện một bướcnhưng còn hạn chế; việc phân tích, dự báo tác động của chính sách, pháp luật tớiđời sống xã hội còn bất cập; khả năng phản ứng chính sách còn chưa kịp thời dẫnđến trong một số lĩnh vực còn những khoảng trống về pháp luật; còn có sự cắtkhúc, thiếu tính liên kết giữa các khâu trong quá trình xây dựng, thẩm định,kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

Nội dung tập trung của đa số các câu hỏi trong buổi chất vấn sáng nay dànhcho Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường là trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc chậmban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh dẫn đến tình trạng “Luậtchờ Nghị định, Nghị định chờ Thông tư.” Các đại biểu cũng đề cập đến trách nhiệmthẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp đối với những văn bản quyphạm pháp luật của các bộ ngành được ban hành trái quy định của pháp luật.

Đảm bảo chất lượng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Câu hỏi đầu tiên dành cho Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường tại phiên chất vấnlà của đại biểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang): Việc thực hiện Nghị quyết của Quốchội trong việc xây dựng Chương trình luật, pháp lệnh hàng năm chưa nghiêm,thường xuyên thay đổi?Nguyên nhân, trách nhiệm của Bộ trưởng?

Thừa nhận việc thiết lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủcó sự thay đổi, chất lượng chưa bảo đảm, chưa đúng tiến độ, Bộ trưởng Hà HùngCường cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do có nhiều dự án luật chuyênsâu, chuyên môn đòi hỏi cần có thời gian nghiên cứu hoặc do sự phối hợp giữa cácbộ, ngành trong quá trình xây dựng các dự án luật chưa đáp ứng được yêu cầu đặtra, dẫn đến chưa trình được theo kế hoạch.

Bộ trưởng giải thích thêm, cũng có những dự án luật qua nghiên cứu có thayđổi từ luật sửa đổi bổ sung sang luật sửa đổi nên cần có thời gian tổng kết,nghiên cứu. Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, tình hình kinh tế-xã hội khó khăn,các bộ, ngành tập trung cao độ cho công tác điều hành,quản lý kinh tế vì vậyviệc xây dựng thể chế còn có hạn chế nhất định. Thêm vào đó, nhiều việc cần chờtổng kết của Trung ương hoặc đang làm thí điểm, hoặc đang đàm phán những hiệpđịnh quốc tế để có những sửa đổi phù hợp…dẫn đến một số dự án luật bị chậm tiếnđộ.

Đề khắc phục tình trạng này, Chính phủ duy trì một năm ít nhất 2 phiên họpchuyên đề về công tác xây dựng pháp luật. Nhờ đó, tạo ra chuyển biến về tiến độvà chất lượng của công tác này. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội đã thông qua46 dự án luật, trong đó có 44 dự án luật do Chính phủ trình, đây cũng là một sựcố gắng của Chính phủ và Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nói.

Chất vấn Bộ trưởng Tư pháp về đánh giá của Bộ về chất lượng chương trình xâydựng pháp luật của Quốc hội, chất lượng chung của công tác văn bản quy phạm phápluật của Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi: “Bộ trưởng cóthấy trách nhiệm của mình không?giải pháp khắc phục tình trạng này của Bộ nhưthế nào?”

Trả lời chất vấn của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Hà HùngCường cho rằng việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh mặc dù cóchuyện rút, lùi, bổ sung... nhưng kết quả ngày càng nền nếp hơn. Chất lượng vănbản ngày càng tốt hơn, nhất là qua khâu thẩm định. Những vi phạm lớn gây bức xúctrước đây hiện nay không còn... Trên cả ba mặt về cơ bản đã có sự tiến bộ, khépkín quy trình. Bộ trưởng thẳng thắn, Bộ Tư pháp có trách nhiệm trong vấn đề nàyvà sẽ có giải pháp giải quyết đồng bộ trong thời gian t ới .

Công tác xây dựng pháp luật là trách nhiệm chính trị của các Bộ trưởng

Đề cập đến tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháplệnh, các đại biểu: Trương Văn Vở (Đồng Nai), Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ) đềnghị Bộ trưởng trả lời về trách nhiệm và giải pháp khắc phục của Bộ về vấn đềnày?

Trả lời các câu hỏi này, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định, việckhắc phục tình trạng nợ đọng ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnhđã có chuyển biến rõ nét, nhất là từ cuối năm 2012 đến nay. Tuy nhiên, vẫn cònnợ đọng cao trong năm 2013 với 107 văn bản. Giải thích nguyên nhân, Bộ trưởng HàHùng Cường cho rằng, bộ phận pháp chế của các bộ, ngành còn thiếu về số lượng,yếu về chất lượng và nhiều vấn đề bất cập khác nên chưa đảm bảo chất lượng, yêucầu công tác xây dựng pháp luật.

Cũng đề cập đến vấn đề này, hai lần đặt câu hỏi, Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (BìnhPhước) thẳng thắn: Tình trạng thiếu văn bản hướng dẫn thi hành luật đang ảnhhưởng đến tiến trình phát triển kinh tế-xã hội và gây ra nhiều bức xúc trong cửtri, vậy ai phải chịu trách nhiệm?

Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết Chính phủ đang dự thảo và sẽ sớm banhành Nghị quyết chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật, trong đó quy địnhtrách nhiệm xây dựng pháp luật của Bộ trưởng và định kỳ hàng tháng, quý, năm báocáo kết quả công tác này.

Bộ trưởng cũng tán thành với đề xuất của đại biểu về việc Quốc hội có ý kiếnchỉ đạo định kỳ 6 tháng, 1 năm Chính phủ báo cáo tiến độ công tác ban hành vănbản hướng dẫn luật, pháp lệnh trước Quốc hội. Đây được xem như một tiêu chuẩnđánh giá chất lượng công tác và cũng là một trong tiêu chí trong quá trình tiếnlấy phiếu tín nhiệm đối với Bộ trưởng, Chính phủ đã thống nhất như vậy, Bộtrưởng Hà Hùng Cường nói.

Giải thích thêm tại buổi chất vấn về lý do dẫn đến nợ đọng văn bản hướng dẫnthi hành luật, pháp lệnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đamcho biết, tại các phiên họp của Chính phủ, vấn đề này đều được các thành viênChính phủ quan tâm, thảo luận.

Các thành viên Chính phủ đều thống nhất việc ban hành các văn bản hướng dẫnthi hành pháp luật đã có bước tiến dài nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu. Năm2006, Chính phủ còn tồn 526 văn bản hướng dẫn thi hành chưa được ban hành; năm2007 là 481 văn bản và đến năm 2012 chỉ còn tồn đọng 163 văn bản. Năm 2013 việcban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật tăng lên.

Chính phủ đã xác định nguyên nhân của trạng này là do trách nhiệm người đứngđầu ở các bộ ngành và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng luật củacác bộ, ngành còn nhiều bất cập. Chính phủ đã có phương án và sẽ cố gắng khắcphục tình trạng trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳngđịnh.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng cho biết Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp cũngđang phối hợp xây dựng Đề án thí điểm kiểm soát việc ban hành thông tư của cácBộ, bắt đầu ngay từ các thông tư hướng dẫn thi hành luật thi hành luật xử lý viphạm hành chính.

Giảm thiểu khoảng trống trong hệ thống pháp luật

Hai lần đặt câu hỏi chất vấn, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đặt vấnđề, có hay không tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm trong quá trình xây dựngchính sách và pháp luật. Liệu có nên trao quyền cho người dân có quyền khởi kiệncơ quan ban hành văn bản trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trái luật?

Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định quy trình xây dựng văn bản quy phạm phápluật được quy định và tiến hành hết sức chặt chẽ, qua nhiều tầng nấc nghiêmngặt. Chỉ có khâu xây dựng Thông tư và Thông tư Liên tịch giữa các bộ, ngành làhiện còn thiếu kiểm soát, Bộ cũng đang nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý chặtchẽ, minh bạch hơn. Đối với vấn đề có nên trao quyền khởi kiện cho người dân đốivới những văn bản hướng dẫn thi hành luật mà trái luật, Bộ trưởng Tư pháp chorằng, hiện, chưa có cơ sở để quy định như vậy.

Bộ trưởng giải thích thêm, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật làcông tác của Nhà nước. Bộ trưởng dẫn chứng hệ thống pháp luật của nhiều nướcchưa đề cập và quy định theo xu hướng này và cũng không quy định có thể khởikiện ra tòa án. Hiện nay trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992, chúng ta đangnghiên cứu mô hình Hội đồng Hiến pháp, cũng có thể nghiên cứu trao cho cơ quanbảo hiến, Bộ trưởng đề xuất.

Trả lời đại biểu Huỳnh Văn Tiếp về việc tồn tại những khoảng trống, kẽ hở củapháp luật bị lợi dụng, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết Bộ đã lưu ý đến vấn đềnày và đã thành lập thêm một Vụ chức năng, chuyên theo dõi các vấn đề chung củapháp luật và chịu trách nhiệm rà soát những khoảng trống, kẽ hở của pháp luật đểnghiên cứu, đề xuất phương hướng khắc phục.

Buổi chất vấn cũng ghi nhận các ý kiến của các đại biểu trước tình trạng còntồn tại nhiều quy định, thông tư của các bộ gây bức xúc dư luận xã hội, làmchính sách xa rời thực tế mà không cơ quan nào có trách nhiệm, kiểm tra, giámsát, chấn chỉnh tình trạng trên... Về vấn đề này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường thừanhận có một số quy định chưa phù hợp với thực tế. Bộ cũng đang từng bước tăngcường công tác kiểm tra, khắc phục.

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định đây làphiên chất vấn hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xâydựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Qua chất vấn thấy rõ những tồn tại,hạn chế đòi hỏi trách nhiệm của Chính phủ và Bộ Tư pháp như có tình trạng dễ dãitrong việc xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; công tácthẩm định chất lượng, tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật cònnhiều bất cập chưa được khắc phục.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng ghi nhận, Bộ Tư pháp đã có những cố gắng rấtnhiều, thể hiện qua số lượng các văn bản được ban hành thời gian gần đây. Đốivới vấn đề nợ, đọng văn bản dưới luật, Phó Chủ tịch cho rằng, cần giảm thiểu cácdự án luật quy định giao trách nhiệm cho Chính phủ ban hành để nâng cao tính khảthi của dự án luật.

Xác định trách nhiệm của Bộ Tư pháp là rất lớn, Phó Chủ tịch Quốc hội UôngChu Lưu đề nghị Bộ cần xây dựng, trình Chính phủ ban hành cơ chế chịu tráchnhiệm của cơ quan chủ trì, soạn thảo xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành, trongtrường hợp để xảy ra tình trạng chậm trễ ban hành văn bản.

Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chất vấn đối với Bộtrưởng Tài Nguyên và Môi trường./.

Quang Vũ-Phúc Hằng (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục