Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược và các bệnh viện tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, gây khan hiếm thuốc giả tạo, tăng giá đột biến trong dịp Tết.
Yêu cầu trên được Cục Quản lý Dược đưa ra nhằm tiếp tục đảm bảo tốt việc cung ứng đủ thuốc có chất lượng, an toàn và hiệu quả cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.
Theo yêu cầu trên, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc phục vụ công tác phòng, chữa bệnh để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc có chất lượng, hiệu quả, an toàn và giá cả hợp lý.
Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tổ chức hệ thống phân phối thuốc, các điểm bán lẻ thuốc, trực bán thuốc 24/24 giờ và công bố thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người bệnh trong dịp Tết.
Các đơn vị trên đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình hình biến động giá thuốc để kịp thời tham mưu giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các giải pháp bình ổn thị trường thuốc trong phạm vi địa bàn quản lý, xử lý các vi phạm lợi dụng dịp tết để nâng giá thuốc.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện các quy định về giá thuốc, chất lượng thuốc, lưu thông phân phối, thông tin quảng cáo thuốc và mỹ phẩm đối với các đơn vị trên địa bàn.
Bên cạnh đó, các đơn vị trên đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về quản lý và sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc; tăng cường các biện pháp phòng và chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành, các hành vi đầu cơ, tích trữ ảnh hưởng đến công tác bình ổn và quản lý giá thuốc dùng cho người.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc phục vụ công tác phòng, chữa bệnh để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc khi có yêu cầu phục vụ công tác cấp cứu hoặc phòng, chống dịch bệnh đặc biệt là dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm, dại, ngộ độc thực phẩm và tai nạn giao thông./.
Yêu cầu trên được Cục Quản lý Dược đưa ra nhằm tiếp tục đảm bảo tốt việc cung ứng đủ thuốc có chất lượng, an toàn và hiệu quả cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013.
Theo yêu cầu trên, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc phục vụ công tác phòng, chữa bệnh để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc có chất lượng, hiệu quả, an toàn và giá cả hợp lý.
Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phẩm, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tổ chức hệ thống phân phối thuốc, các điểm bán lẻ thuốc, trực bán thuốc 24/24 giờ và công bố thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời đáp ứng nhu cầu của người bệnh trong dịp Tết.
Các đơn vị trên đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình hình biến động giá thuốc để kịp thời tham mưu giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các giải pháp bình ổn thị trường thuốc trong phạm vi địa bàn quản lý, xử lý các vi phạm lợi dụng dịp tết để nâng giá thuốc.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế chủ trì và phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện các quy định về giá thuốc, chất lượng thuốc, lưu thông phân phối, thông tin quảng cáo thuốc và mỹ phẩm đối với các đơn vị trên địa bàn.
Bên cạnh đó, các đơn vị trên đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định về quản lý và sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc; tăng cường các biện pháp phòng và chống thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành, các hành vi đầu cơ, tích trữ ảnh hưởng đến công tác bình ổn và quản lý giá thuốc dùng cho người.
Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược và các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ thuốc phục vụ công tác phòng, chữa bệnh để đảm bảo sẵn sàng cung ứng đủ thuốc khi có yêu cầu phục vụ công tác cấp cứu hoặc phòng, chống dịch bệnh đặc biệt là dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm, dại, ngộ độc thực phẩm và tai nạn giao thông./.
Thùy Giang (Vietnam+)