Những ngày gần đây, thông tin về núi lửa phun trào tại Indonesia cùng hàng loạt biến cố động đất, sóng thần tại Nhật Bản đang khiến nhiều người lo ngại.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, Tiến sĩ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng phụ trách (Viện Vật lý Địa cầu, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), ngày 21/3 cho hay, người dân không nên hoang mang bởi những biến cố thiên tai của các nước bạn.
Trên thực tế, động đất ở Việt Nam xảy ra có vẻ ngày càng nhiều hơn. Gần đây nhất, vào ngày 26/1 và 6/3, Viện Vật lý Địa cầu ghi nhận 2 trận động đất cùng với cường độ 4,7 độ Richter tại khu vực ngoài khơi Vũng Tàu-Phan Thiết.
“Năm 2010, chúng ta cũng ghi nhận được nhiều trận động đất, trong đó có 1 trận lớn nhất là trên 5 độ Richter ở Quan Sơn, Thanh Hóa. Trận động đất này đã gây nứt nhà nhưng không gây thiệt hại về người,” ông Minh nói.
Cũng theo vị tiến sĩ này, các nước như Nhật Bản, Philippines nằm ở khu vực vành đai Thái Bình Dương. Ngoài ra, khu vực từ Nhật Bản xuống tới Đài Loan cũng là mảng kiến tạo trái đất giữa Thái Bình Dương và châu Á nên có nhiều khả năng xảy ra động đất mạnh. Còn Việt Nam không nằm ở rìa mảng nên động đất không lớn.
Về hiện tượng bùn phun trào tại Ninh Thuận, ông Minh cho hay không liên quan đến động đất vì nếu có động đất, Viện Vật lý Địa cầu có thể quan sát được./.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+, Tiến sĩ Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng phụ trách (Viện Vật lý Địa cầu, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), ngày 21/3 cho hay, người dân không nên hoang mang bởi những biến cố thiên tai của các nước bạn.
Trên thực tế, động đất ở Việt Nam xảy ra có vẻ ngày càng nhiều hơn. Gần đây nhất, vào ngày 26/1 và 6/3, Viện Vật lý Địa cầu ghi nhận 2 trận động đất cùng với cường độ 4,7 độ Richter tại khu vực ngoài khơi Vũng Tàu-Phan Thiết.
“Năm 2010, chúng ta cũng ghi nhận được nhiều trận động đất, trong đó có 1 trận lớn nhất là trên 5 độ Richter ở Quan Sơn, Thanh Hóa. Trận động đất này đã gây nứt nhà nhưng không gây thiệt hại về người,” ông Minh nói.
Cũng theo vị tiến sĩ này, các nước như Nhật Bản, Philippines nằm ở khu vực vành đai Thái Bình Dương. Ngoài ra, khu vực từ Nhật Bản xuống tới Đài Loan cũng là mảng kiến tạo trái đất giữa Thái Bình Dương và châu Á nên có nhiều khả năng xảy ra động đất mạnh. Còn Việt Nam không nằm ở rìa mảng nên động đất không lớn.
Về hiện tượng bùn phun trào tại Ninh Thuận, ông Minh cho hay không liên quan đến động đất vì nếu có động đất, Viện Vật lý Địa cầu có thể quan sát được./.
Trung Hiền (Vietnam+)