Trao đổi với Vietnam+ bên lề Hội thảo về thị trường phát điện cạnh tranh, ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho rằng, giá điện không thể nào tăng để đảm bảo hết cho việc đầu tư.
Theo ông Thắng, giá điện phù hợp chỉ nên để ở mức độ đảm bảo cho tài chính của doanh nghiệp hoạt động tốt, còn đầu tư phát triển ngành thì cần phải có vốn vay.
- Thưa ông, vừa qua Hiệp hội Năng lượng có đề xuất tăng giá điện lên 8 cent, ông nghĩ thế nào về vấn đề này?
Ông Phạm Mạnh Thắng: Đấy là một trong những ý kiến mà ai cũng có thể đề xuất. Tuy nhiên, trong quy định của Luật Điện lực và quy định của Chính phủ thì chỉ có một cơ quan là Bộ Công Thương mới có chức năng và trách nhiệm đề xuất chuyện này và hàng năm cơ quan đó có trách nhiệm lập kế hoạch điều chỉnh giá điện.
Còn Hiệp hội này, hiệp hội kia phát biểu thì đấy là trên quan điểm lợi ích của các thành viên trong hiệp hội đó, nhưng nó không đại diện cho lợi ích của thành phần khác.
Ví dụ, Hiệp hội Xây dựng có thể đề xuất trên quan điểm của các nhà đầu tư xây dựng, nhưng không phải là lợi ích của khách hàng sử dụng điện. Nếu dựa trên quyền lợi của khách hàng sử dụng điện thì họ đòi hỏi phải giảm giá đi chứ không phải tăng giá lên.
Thế nhưng theo tôi, mức giá cũng cần phải tính thế nào để vừa đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng đồng thời đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư và cung ứng điện.
- Tuy nhiên đề xuất đó dựa trên quan điểm là tăng giá để đầu tư cho ngành, khắc phục tình trạng cắt điện liên miên như thời gian vừa qua?
Ông Phạm Mạnh Thắng: Đầu tư vào ngành điện với tốc độ như hiện nay thì không có giá điện nào đáp ứng nổi, người ta chỉ tăng đến một mức độ nhất định nào đó để cho mức độ tài chính của người ta tốt và là cơ sở để người ta đi vay đầu tư tiếp.
Hiện Cục Điều tiết điện lực đang xây dựng giá điện tương tự như giá xăng dầu, ví dụ trong một thời gian qui định, nếu chi phí đầu vào tăng nhưng chưa đạt mức phải điều chỉnh thì chưa nên điều chỉnh để đảm bảo ổn định giá và nếu mức tăng đó tiếp tục kéo dài trong 3 - 6 tháng mà chưa đủ mức cần thiết thì có thể tính toán lại trong giai đoạn sau.
Về cơ bản thì giá điện phải thay đổi, bởi khi hoạt động theo cơ chế thị trường thì giá từng giờ và giá hàng ngày cũng bị thay đổi, còn giá truyền tải, phân phối thì tùy thuộc vào cách thức do ta điều tiết, có thể thay đổi một năm một lần hoặc vài ba năm một lần tùy mức độ.
Nhưng khi tính giá đầu vào để hình thành giá điện thì hiện nay khâu phát điện chiếm 70% trong giá thành điện mà lại thay đổi lớn nhất thì rõ ràng là giá đầu ra cũng phải điều chỉnh để cho kịp thời thu hồi vốn, nếu không các đơn vị kinh doanh sẽ bị lỗ.
- Khi xây dựng thị trường điện cạnh tranh thì việc cắt điện gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt sẽ bị xử lý thế nào?
Ông Phạm Mạnh Thắng: Cái đó không phải là vấn đề của thị trường, mà của hệ thống quy định để mà vận hành của ngành điện chứ không do thị trường quyết định được.
- Vậy khi phát triển thị trường phát điện cạnh tranh, các công ty phát điện hiện nay sẽ hoạt động thế nào thưa ông?
Ông Phạm Mạnh Thắng: Giống như thị trường chứng khoán, nếu công ty nào chào bán cao hơn sẽ bị loại và các công ty phát điện cũng vậy, thị trường chỉ chấp nhận mua với mức giá phù hợp và Cục Điều tiết điện lực sẽ giám sát việc mua bán đó.
Xin cảm ơn ông./.
Theo ông Thắng, giá điện phù hợp chỉ nên để ở mức độ đảm bảo cho tài chính của doanh nghiệp hoạt động tốt, còn đầu tư phát triển ngành thì cần phải có vốn vay.
- Thưa ông, vừa qua Hiệp hội Năng lượng có đề xuất tăng giá điện lên 8 cent, ông nghĩ thế nào về vấn đề này?
Ông Phạm Mạnh Thắng: Đấy là một trong những ý kiến mà ai cũng có thể đề xuất. Tuy nhiên, trong quy định của Luật Điện lực và quy định của Chính phủ thì chỉ có một cơ quan là Bộ Công Thương mới có chức năng và trách nhiệm đề xuất chuyện này và hàng năm cơ quan đó có trách nhiệm lập kế hoạch điều chỉnh giá điện.
Còn Hiệp hội này, hiệp hội kia phát biểu thì đấy là trên quan điểm lợi ích của các thành viên trong hiệp hội đó, nhưng nó không đại diện cho lợi ích của thành phần khác.
Ví dụ, Hiệp hội Xây dựng có thể đề xuất trên quan điểm của các nhà đầu tư xây dựng, nhưng không phải là lợi ích của khách hàng sử dụng điện. Nếu dựa trên quyền lợi của khách hàng sử dụng điện thì họ đòi hỏi phải giảm giá đi chứ không phải tăng giá lên.
Thế nhưng theo tôi, mức giá cũng cần phải tính thế nào để vừa đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng đồng thời đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư và cung ứng điện.
- Tuy nhiên đề xuất đó dựa trên quan điểm là tăng giá để đầu tư cho ngành, khắc phục tình trạng cắt điện liên miên như thời gian vừa qua?
Ông Phạm Mạnh Thắng: Đầu tư vào ngành điện với tốc độ như hiện nay thì không có giá điện nào đáp ứng nổi, người ta chỉ tăng đến một mức độ nhất định nào đó để cho mức độ tài chính của người ta tốt và là cơ sở để người ta đi vay đầu tư tiếp.
Hiện Cục Điều tiết điện lực đang xây dựng giá điện tương tự như giá xăng dầu, ví dụ trong một thời gian qui định, nếu chi phí đầu vào tăng nhưng chưa đạt mức phải điều chỉnh thì chưa nên điều chỉnh để đảm bảo ổn định giá và nếu mức tăng đó tiếp tục kéo dài trong 3 - 6 tháng mà chưa đủ mức cần thiết thì có thể tính toán lại trong giai đoạn sau.
Về cơ bản thì giá điện phải thay đổi, bởi khi hoạt động theo cơ chế thị trường thì giá từng giờ và giá hàng ngày cũng bị thay đổi, còn giá truyền tải, phân phối thì tùy thuộc vào cách thức do ta điều tiết, có thể thay đổi một năm một lần hoặc vài ba năm một lần tùy mức độ.
Nhưng khi tính giá đầu vào để hình thành giá điện thì hiện nay khâu phát điện chiếm 70% trong giá thành điện mà lại thay đổi lớn nhất thì rõ ràng là giá đầu ra cũng phải điều chỉnh để cho kịp thời thu hồi vốn, nếu không các đơn vị kinh doanh sẽ bị lỗ.
- Khi xây dựng thị trường điện cạnh tranh thì việc cắt điện gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt sẽ bị xử lý thế nào?
Ông Phạm Mạnh Thắng: Cái đó không phải là vấn đề của thị trường, mà của hệ thống quy định để mà vận hành của ngành điện chứ không do thị trường quyết định được.
- Vậy khi phát triển thị trường phát điện cạnh tranh, các công ty phát điện hiện nay sẽ hoạt động thế nào thưa ông?
Ông Phạm Mạnh Thắng: Giống như thị trường chứng khoán, nếu công ty nào chào bán cao hơn sẽ bị loại và các công ty phát điện cũng vậy, thị trường chỉ chấp nhận mua với mức giá phù hợp và Cục Điều tiết điện lực sẽ giám sát việc mua bán đó.
Xin cảm ơn ông./.
Đức Duy (Vietnam+)