Không tổ chức Lễ hội Oóc Om Bóc-Đua ghe Ngo 2021 tại tỉnh Sóc Trăng

Tại cuộc họp ngày 24/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã thống nhất việc không tổ chức Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2021.
Không tổ chức Lễ hội Oóc Om Bóc-Đua ghe Ngo 2021 tại tỉnh Sóc Trăng ảnh 1Giải đua ghe Ngo Sóc Trăng 2020. (Ảnh: Trung Hiếu/TTXVN)

Ngày 25/9, Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng có văn bản thống nhất chủ trương không tổ chức Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2021.

Trước đó, tại cuộc họp ngày 24/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã thống nhất việc không tổ chức Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2021.

Theo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng, hiện nay, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trong khu vực; tình trạng người dân ở các địa bàn vùng dịch về địa phương bằng phương tiện cá nhân, không qua chốt kiểm soát, không khai báo y tế ngày càng nhiều, nguy cơ làm dịch bệnh xâm nhập, lây lan trong cộng đồng.

[Đề nghị không tổ chức Lễ hội Càphê Buôn Ma Thuột vào tháng 3 năm 2022]

Do vậy, để giữ vững thành quả phòng, chống dịch trong trạng thái "bình thường mới" trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, tỉnh sẽ không tổ chức lễ hội như mọi năm.  

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Dân tộc tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng các chuyên mục, chương trình văn nghệ (ca, múa nhạc, sân khấu Dù Kê, sân khấu Rô băm, nhạc Ngũ âm…) phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, truyền hình trực tiếp phục dựng Lễ cúng trăng phục vụ đồng bào dân tộc Khmer nói riêng và người dân trên địa bàn tỉnh nói chung trong dịp Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo năm 2021.

Quá trình thực hiện phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng, chống dịch COVID-19.

Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo (gồm 2 phần là Lễ cúng trăng và hội đua ghe Ngo) là một trong 3 lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Khmer Nam bộ.

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất cả nước và cũng là địa phương có phong trào đua ghe Ngo mạnh nhất tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo thông lệ, Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng thường được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 10 âm lịch hằng năm.

Tổ chức đón các công dân từ vùng có dịch về quê an toàn

Sau một thời gian chuẩn bị, chiều 25/9, đoàn gồm 16 xe của Công ty Cổ phần xe khách Phương Trang do Cảnh sát giao thông Công an Sóc Trăng dẫn đường đã đưa hơn 280 công dân của tỉnh đang sinh sống, làm việc, học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh về đến Sóc Trăng an toàn.

Theo ông Võ Thanh Quang, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng, số công dân được đón về đợt này có 281 người, trong đó có 94 phụ nữ mang thai và thân nhân; 126 học sinh, sinh viên, phụ huynh và 61 người dân khó khăn.

Đây là những công dân của Sóc Trăng bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nay được tỉnh tổ chức đón về theo nguyện vọng.

So với 600 người dự kiến đón trong đợt 1, số người thực tế về hôm nay (25/9) ít hơn, do trong mấy ngày gần đây có một số người dân tự phát đi về bằng xe máy, có công dân trước khi lên xe qua test nhanh có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 phải ở lại, một số người do điều kiện đi lại khó khăn không tập kết được tại điểm đón hoặc quyết định ở lại không về sau khi đã đăng ký...

Các công dân sau khi về đến địa phương đã được đưa vào khu cách ly tập trung 14 ngày theo quy định tại Trường Tiểu học Lý Đạo Thành (thành phố Sóc Trăng) và Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng (tại huyện Mỹ Xuyên).

Theo lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, các lái xe đưa đón công dân về đã được xét nghiệm trước khi thực hiện vận chuyển hành khách và tổ chức cách ly cùng với đoàn sau khi vận chuyển về.

Riêng lái xe của các xe tải (chở xe máy cá nhân, hành lý của các công dân), sau khi kết thúc vận chuyển sẽ quay về Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối với các công dân Sóc Trăng nếu tiếp tục ở lại các địa phương khác, tỉnh sẽ tổ chức các chuyến xe nghĩa tình, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, các mặt hàng thiết yếu để chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho người dân./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Hàng nghìn người tập trung tại Nhà thờ St. Mary tận hưởng không khí lễ hội Giáng sinh với các tiết mục ánh sáng và những câu chuyện cổ tích. (Ảnh: Lê Đạt/TTXVN)

Rộn ràng không khí đón Giáng sinh 2024 ở Australia

Chiều Giáng sinh 2024, người dân thành phố Sydney nhộn nhịp tập trung tại các khu phố, trung tâm thương mại, nhà thờ lớn để tận hưởng một bầu không khí Giáng sinh ấm áp, đầy sắc màu và âm nhạc.

Brussels sôi động mùa lễ hội cuối năm

Brussels sôi động mùa lễ hội cuối năm

Thủ đô Brussels (Bỉ) mỗi dịp cuối năm lại trở nên lung linh huyền ảo hơn bao giờ hết với hàng ngàn ánh đèn lấp lánh trên khắp các con phố và nhiều hoạt động sôi động, tạo nên một mùa lễ hội đáng nhớ.

Gian hàng món ngon Sài Thành giới thiệu phong phú món ăn. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)

Khai mạc Lễ hội ẩm thực đường phố Sài Gòn 2024

Lễ hội lấy cảm hứng từ tinh hoa ẩm thực Việt với 5 hương vị nguyên bản, gồm vị của “tuổi thơ” hồn nhiên, “thanh xuân” tươi mới, “vấp ngã” đầy thử thách, “trưởng thành” chín chắn và “đời” sâu lắng.

Không khí Giáng sinh tràn ngập khắp nơi

Không khí Giáng sinh tràn ngập khắp nơi

Mỗi mùa Giáng sinh về, Hong Kong lại khoác lên mình vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của những ánh đèn rực rỡ và không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi.