Phim "Khổng Tử" hai tập do nữ đạo diễn Hồ Mai dàn dựng đã được trình chiếu tại các rạp ở Trung Quốc từ ngày 22/1.
Đây là phim nhựa màn ảnh rộng của Trung Quốc với tổng chi phí tới 150 triệu tệ (khoảng 25 triệu USD), nên được báo chí trong nước tuyên truyền quảng cáo rất mạnh mẽ. Thế nhưng nó ra đời “không hợp thời” vì bị "Avatar" của Mỹ chặn lối.
"Khổng Tử" chiếu được một tuần lễ thì phim viễn tưởng "Avatar" của Mỹ cũng được nhập về Trung Quốc từ ngày 28/1. Một cuộc cạnh tranh văn hóa - điện ảnh diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ diễn ra gay gắt. Dư luận Trung Quốc đều cho rằng "Khổng Tử" sẽ phải nhường bước cho "Avatar" vì đa số khán giả thích phim Mỹ hơn.
Chỉ trong buổi chiếu đầu tiên, "Avatar" đã thu được tới 4,8 triệu USD tiền vé trong khi phải sau một tuần thì "Khổng Tử" mới thu được 5,5 triệu USD. Dư luận cho rằng với đà này thì phim "Khổng Tử" sẽ bị mất dần khán giả và chính phủ phải áp dụng biện pháp bảo hộ phim trong nước.
Trước sự việc này, phóng viên tạp chí điện ảnh Tân Lãng (New Tide) đã phỏng vấn nữ đạo diễn Hồ Mai về tình trạng "Khổng Tử" đang bị "Avatar" lấn át.
Mấy ngày qua dư luận trong nước, nhất là giới điện ảnh, đang bàn tán về tình trạng phim "Khổng Tử" bị phim Mỹ "Avatar" cạnh tranh gay gắt. Một số khán giả yêu điện ảnh phàn nàn nhiều về nội dung cũng như trình độ nghệ thuật của phim "Khổng Tử", thậm chí nhiều người còn có tâm lý phản cảm về những thuyết giáo của "Khổng Tử", nên họ đều đua nhau chuyển sang xem phim "Avatar"? Bởi vậy, chúng ta đã áp dụng biện pháp bảo hộ phim trong nước, vậy bà có ý kiến gì?
Hồ Mai: Nhiều nước trên thế giới đều áp dụng biện pháp bảo hộ phim trong nước chứ không riêng gì Trung Quốc. Chúng ta có nhà nước riêng của chúng ta nên Chính phủ phải áp dụng biện pháp bảo hộ văn hóa của nước mình là điều đương nhiên.
Phim "Avatar" chiếu ở Trung Quốc là phim 2D chứ không phải 3D như ở Mỹ, hơn nữa chúng ta không nên so sánh "Khổng Tử" với "Avatar" mà nên so sánh phim "Khổng Tử" với các phim quốc nội sản xuất hiện đang chiếu sẽ thấy "Khổng Tử" vẫn có lượng vé bán ra rất cao.
Trong một tuần lễ đã thu được 48 triệu tệ (tương đương 5,5 triệu USD) tiền bán vé, đây là sự khẳng định đối với phim. Điều này cũng phản ảnh sự thành công của phim "Khổng Tử". Thực sự hiện có nhiều người phê phán chê bai phim "Khổng Tử", nhưng đây là khẩu vị thưởng thức nghệ thuật của khán giả. Tôi cho rằng tới nay phim "Khổng Tử" là thành công.
Vừa qua không ít ý kiến phê phán phim "Khổng Tử". Những phê phán này xoay quanh những vấn đề như hư cấu quá nhiều tình tiết xa rời ghi chép lịch sử, tiếp đó tạo ra các tình tiết không ăn khớp như "Khổng Tử" có nhân tình là Nam Tử, rồi đạo diễn lại tạo ra nhiều trận giao tranh ác liệt với các nước. Ngoài ra, "Khổng Tử" thuyết giáo quá nhiều, lúc nói văn cổ, lúc nói ngôn ngữ hiện đại làm cho người xem nhàm chán, phản cảm. Về nghệ thuật, nhiều chỗ tương đối thô thiển, gượng gạo nên khán giả bỏ "Khổng Tử" để theo "Avatar". Vậy bà nghĩ sao?
Hồ Mai: Tôi đã từng đạo diễn phim truyền hình "Khổng Tử" 60 tập, khi chuyển sang phim nhựa thì kịch phim đã được sửa đi sửa lại tới 33 lần, nhưng vẫn còn nhiều chỗ thực sự chưa thật hài lòng. Còn chiến tranh thì phải có, vì thời đó là Xuân Thu Chiến Quốc, nên có chiến tranh thì Khổng Tử mới đi thuyết giáo và hình thành tư tưởng của mình.
Việc hư cấu tình tiết Khổng Tử có nhân tình chủ yếu muốn khẳng định Khổng Tử vừa là bậc thánh nhân vừa là người thường để càng tăng thêm tính nhân văn.
Để thể hiện chủ đề, chúng tôi sử dụng dàn diễn viên nổi tiếng có trình độ diễn xuất cao và nhiều kinh nghiệm ở Trung Quốc đại lục, Hongkong như Châu Nhuận Phát trong vai Khổng Tử, Trần Đạo Minh trong vai Lão Tử, nữ ngôi sao Chu Tấn trong vai Nam Tử - người tình của Khổng Tử... Hiện nay phim đã bán được 2.500 bản sao cho các hãng phim và rạp chiếu với tổng số tiền khoảng trên 5 triệu tệ. Đây là con số không nhỏ so với các phim ở trong nước./.
Đây là phim nhựa màn ảnh rộng của Trung Quốc với tổng chi phí tới 150 triệu tệ (khoảng 25 triệu USD), nên được báo chí trong nước tuyên truyền quảng cáo rất mạnh mẽ. Thế nhưng nó ra đời “không hợp thời” vì bị "Avatar" của Mỹ chặn lối.
"Khổng Tử" chiếu được một tuần lễ thì phim viễn tưởng "Avatar" của Mỹ cũng được nhập về Trung Quốc từ ngày 28/1. Một cuộc cạnh tranh văn hóa - điện ảnh diễn ra giữa Trung Quốc và Mỹ diễn ra gay gắt. Dư luận Trung Quốc đều cho rằng "Khổng Tử" sẽ phải nhường bước cho "Avatar" vì đa số khán giả thích phim Mỹ hơn.
Chỉ trong buổi chiếu đầu tiên, "Avatar" đã thu được tới 4,8 triệu USD tiền vé trong khi phải sau một tuần thì "Khổng Tử" mới thu được 5,5 triệu USD. Dư luận cho rằng với đà này thì phim "Khổng Tử" sẽ bị mất dần khán giả và chính phủ phải áp dụng biện pháp bảo hộ phim trong nước.
Trước sự việc này, phóng viên tạp chí điện ảnh Tân Lãng (New Tide) đã phỏng vấn nữ đạo diễn Hồ Mai về tình trạng "Khổng Tử" đang bị "Avatar" lấn át.
Mấy ngày qua dư luận trong nước, nhất là giới điện ảnh, đang bàn tán về tình trạng phim "Khổng Tử" bị phim Mỹ "Avatar" cạnh tranh gay gắt. Một số khán giả yêu điện ảnh phàn nàn nhiều về nội dung cũng như trình độ nghệ thuật của phim "Khổng Tử", thậm chí nhiều người còn có tâm lý phản cảm về những thuyết giáo của "Khổng Tử", nên họ đều đua nhau chuyển sang xem phim "Avatar"? Bởi vậy, chúng ta đã áp dụng biện pháp bảo hộ phim trong nước, vậy bà có ý kiến gì?
Hồ Mai: Nhiều nước trên thế giới đều áp dụng biện pháp bảo hộ phim trong nước chứ không riêng gì Trung Quốc. Chúng ta có nhà nước riêng của chúng ta nên Chính phủ phải áp dụng biện pháp bảo hộ văn hóa của nước mình là điều đương nhiên.
Phim "Avatar" chiếu ở Trung Quốc là phim 2D chứ không phải 3D như ở Mỹ, hơn nữa chúng ta không nên so sánh "Khổng Tử" với "Avatar" mà nên so sánh phim "Khổng Tử" với các phim quốc nội sản xuất hiện đang chiếu sẽ thấy "Khổng Tử" vẫn có lượng vé bán ra rất cao.
Trong một tuần lễ đã thu được 48 triệu tệ (tương đương 5,5 triệu USD) tiền bán vé, đây là sự khẳng định đối với phim. Điều này cũng phản ảnh sự thành công của phim "Khổng Tử". Thực sự hiện có nhiều người phê phán chê bai phim "Khổng Tử", nhưng đây là khẩu vị thưởng thức nghệ thuật của khán giả. Tôi cho rằng tới nay phim "Khổng Tử" là thành công.
Vừa qua không ít ý kiến phê phán phim "Khổng Tử". Những phê phán này xoay quanh những vấn đề như hư cấu quá nhiều tình tiết xa rời ghi chép lịch sử, tiếp đó tạo ra các tình tiết không ăn khớp như "Khổng Tử" có nhân tình là Nam Tử, rồi đạo diễn lại tạo ra nhiều trận giao tranh ác liệt với các nước. Ngoài ra, "Khổng Tử" thuyết giáo quá nhiều, lúc nói văn cổ, lúc nói ngôn ngữ hiện đại làm cho người xem nhàm chán, phản cảm. Về nghệ thuật, nhiều chỗ tương đối thô thiển, gượng gạo nên khán giả bỏ "Khổng Tử" để theo "Avatar". Vậy bà nghĩ sao?
Hồ Mai: Tôi đã từng đạo diễn phim truyền hình "Khổng Tử" 60 tập, khi chuyển sang phim nhựa thì kịch phim đã được sửa đi sửa lại tới 33 lần, nhưng vẫn còn nhiều chỗ thực sự chưa thật hài lòng. Còn chiến tranh thì phải có, vì thời đó là Xuân Thu Chiến Quốc, nên có chiến tranh thì Khổng Tử mới đi thuyết giáo và hình thành tư tưởng của mình.
Việc hư cấu tình tiết Khổng Tử có nhân tình chủ yếu muốn khẳng định Khổng Tử vừa là bậc thánh nhân vừa là người thường để càng tăng thêm tính nhân văn.
Để thể hiện chủ đề, chúng tôi sử dụng dàn diễn viên nổi tiếng có trình độ diễn xuất cao và nhiều kinh nghiệm ở Trung Quốc đại lục, Hongkong như Châu Nhuận Phát trong vai Khổng Tử, Trần Đạo Minh trong vai Lão Tử, nữ ngôi sao Chu Tấn trong vai Nam Tử - người tình của Khổng Tử... Hiện nay phim đã bán được 2.500 bản sao cho các hãng phim và rạp chiếu với tổng số tiền khoảng trên 5 triệu tệ. Đây là con số không nhỏ so với các phim ở trong nước./.
(TT&VH/Vietnam+)