Khu vực chế tạo khởi sắc, kinh tế thế giới vẫn rủi ro

Theo thống kê vừa được công bố hôm cuối tuần, đầu tháng 12 này, khu vực chế tạo của "người khổng lồ" Trung Quốc đã có dấu hiệu hồi sức, trong khi các nhà máy tại Mỹ cũng có một tháng "đẹp" nhất tính từ tháng 4/2012.

Những tin vui này đã làm dấy lên hy vọng rằng hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang trên đường phục hồi. Nhịp độ tăng trưởng vững của kinh tế Mỹ và Trung Quốc có vai trò then chốt đối với khả năng bình phục của kinh tế toàn cầu năm 2013, nhất là khi Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) dường như đang lún sâu hơn vào suy thoái.
Theo thống kê vừa được công bố hôm cuối tuần, đầu tháng 12 này, khu vực chế tạo của "người khổng lồ" Trung Quốc đã có dấu hiệu hồi sức, trong khi các nhà máy tại Mỹ cũng có một tháng "đẹp" nhất tính từ tháng 4/2012.

Những tin vui này đã làm dấy lên hy vọng rằng hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đang trên đường phục hồi. Nhịp độ tăng trưởng vững của kinh tế Mỹ và Trung Quốc có vai trò then chốt đối với khả năng bình phục của kinh tế toàn cầu năm 2013, nhất là khi Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) dường như đang lún sâu hơn vào suy thoái.

Chỉ số quản lý sức mua (PMI) của HSBC cho thấy khu vực chế tạo của Trung Quốc tháng 12/2012 tăng với tốc độ mạnh nhất trong 14 tháng qua, khi lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đồng loạt tăng.

Theo chuyên gia Nikolaus Keis thuộc UniCredit, đây là một dấu hiệu nữa cho thấy kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu phục hồi. Trong khi đó, công ty thông tin tài chính Markit cho biết, khu vực chế tạo của Mỹ đang chạy với nhịp độ nhanh nhất trong 8 tháng qua, khi nhu cầu của các khách hàng cả trong và ngoài nước cùng tăng.

Đặc biệt, trong tháng 11 vừa qua, hoạt động sản xuất ôtô tại Mỹ đã phục hồi.Tuy nhiên, khả năng nước Mỹ phải đối diện với một cuộc khủng hoảng ngân sách vào cuối năm nay đã làm giảm bớt tâm trạng lạc quan của giới đầu tư và làm gia tăng nguy cơ bất ổn đối với kinh tế thế giới năm 2013.

Giới đầu tư và các chuyên gia kinh tế lo ngại rằng nước Mỹ có thể rơi vào suy thoái nếu Quốc hội nước này không nhanh tay hành động để tránh "vách đá ngân sách tài chính" - một kịch bản sẽ lấy đi của nền kinh tế lớn nhất thế giới 600 tỷ USD trong năm 2013.

Đây cũng là triển vọng u ám đối với đà tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, khi hoạt động chế tạo và dịch vụ của Eurozone vẫn nằm trong vùng âm và nền kinh tế của khu vực này ước giảm 0,5% trong quý 4/2012. Theo Lena Komileva, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại G+Economics (có trụ sở ở London), đáng lo hơn đó là Quốc hội Mỹ cho đến nay vẫn không có dấu hiệu sẵn sàng soạn thảo một thoả thuận dài hạn nhằm giảm thâm hụt ngân sách nước này - đã vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD trong bốn năm liên tiếp. Nếu các nghị sĩ Mỹ cứ "chạy" từ thỏa hiệp ngắn hạn này tới thoả hiệp ngắn hạn khác để phó với một loạt "vách đá tài chính," và khả năng tiến tới thỏa hiệp sẽ ngày một khó khăn hơn, thì niềm tin kinh tế sẽ liên tục bị huỷ hoại.

Trong một thông tin có liên quan, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chỉ số PMI của Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - cho thấy hoạt động của khu vực tư nhân trong tháng 12/2012 đã tăng trưởng trở lại lần đầu tiên trong 8 tháng.

Tại Pháp, PMI vẫn nằm dưới mốc 50 (ranh giới giữa tăng trưởng và sụt giảm) trong tháng thứ 10 liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số PMI của khu vực chế tạo thuộc Eurozone - vốn đã giúp khối này thoát khỏi đợt suy thoái trước - chỉ nhích nhẹ từ 46,2 lên 46,3 (điểm). Nhưng đã xuất hiện một tín hiệu khả quan đó là mức độ sụt giảm của lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã chững lại.

Chris Williamson, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Markit, nhận định đây là dấu hiệu để hy vọng, khi chu kỳ thương mại đã rơi xuống điểm thấp trên quy mô toàn cầu và bắt đầu đi lên./.

Hương Giang (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục