Các nhà phân tích kinh tế quốc tế ở châu Âu ngày 21/11 cảnh báo cuộc khủng hoảng nợ công đã tiến gần hơn tới trung tâm châu Âu.
Nhận xét về tình hình kinh tế hiện nay ở châu Âu, Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề kinh tế và tiền tệ Olli Rehn, cảnh báo không nên ảo tưởng về triển vọng kinh tế châu Âu và khẳng định cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay đang lan tới trung tâm Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Ông khẳng định ủng hộ chủ trương Ủy ban châu Âu áp đặt các chính tế kinh tế khắc khổ và khẳng định đó là phương hướng đúng để có thể giúp vực dậy các nền kinh tế đang khó khăn trong khu vực.
Lời cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh các thị trường ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu có nhiều diễn biến tiêu cực và một số cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế cảnh báo sẽ hạ mức xếp hạng tín dụng của một số nền kinh tế đầu tàu trong Eurozone.
Cùng ngày, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's cảnh báo nợ công ngày càng tăng cùng với tăng trưởng kinh tế đang yếu đi ở Pháp có thể làm khiến các nhà phân tích có những dự đoán bi quan về triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone này.
Moody's còn cảnh báo thị trường trái phiếu ngày càng bất ổn ở Pháp có thể khiến mức xếp hạng tín dụng "AAA" hiện thời mà chính phủ nước này đang nỗ lực duy trì, bị hạ xuống mức thấp hơn.
Trong khi đó, thị trường tài chính Tây Ban Nha cũng chưa có những dấu hiệu khởi sắc mặc dù tân chính phủ của đảng Nhân dân bảo thủ do ông Mariano Rajoi đứng đầu cam kết sẽ thực hiện các biện pháp kinh tế khắc khổ để vực dậy nền kinh tế.
Các nhà phân tích còn cảnh báo tình trạng lãi suất trái phiếu chính phủ ở một số nền kinh tế gặp khó khăn ở Eurozone hiện nay như Tây Ban Nha, Italy, Pháp và Bỉ có thể khiến các nhà đầu tư đổ xô sang đầu tư vào thị trường Đức mà họ cho là an toàn hơn.
Còn tại Hy Lạp, chính phủ lâm thời do Thủ tướng Lucas Papademos đứng đầu đang nỗ lực chạy đua với thời gian để cứu nước này khỏi nguy cơ vỡ nợ và khả năng phải rút khỏi Eurozone.
Ông Papademos đang có chuyến đi Brussels với nỗ lực khẳng định với các bộ trưởng tài chính Eurozone lập trường sẽ tuân thủ các cam kết để có thể được giải ngân khoản cứu trợ của quốc tế trị giá 8 tỷ euro nhằm giúp nước này thoát nguy cơ vỡ nợ.
Cùng ngày, Thủ tướng Anh David Cameron cũng lên tiếng bày tỏ lo ngại về những khó khăn trong kiểm soát nợ công ở Anh, một nền kinh tế lớn ở châu Âu không thuộc Eurozone.
Phát biểu tại hội nghị thường niên của Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI), Thủ tướng Cameron thừa nhận rằng việc kiểm sóat các khỏan nợ của Anh là “khó khăn hơn nhiều so với dự kiến.”
Thủ tướng Anh đưa ra nhận xét này sau khi Cơ quan phụ trách về Ngân sách công bố dự báo về kinh tế và tài chính. Bản dự báo ảm đạm này cho thấy thời gian dự kiến để cân bằng ngân sách của chính phủ sẽ kéo dài hơn so với kế hoạch.
Đánh giá u ám của ông Cameron cũng phản ánh quan điểm chung của giới tài chính, kể cả ngân hàng Trung ương Anh, rằng nền kinh tế Anh sẽ phục hồi chậm hơn so với những cuộc suy thoái trước, bởi vì lần này từ các hộ gia đình, chính phủ và các ngân hàng đều bị ảnh hưởng./.
Nhận xét về tình hình kinh tế hiện nay ở châu Âu, Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề kinh tế và tiền tệ Olli Rehn, cảnh báo không nên ảo tưởng về triển vọng kinh tế châu Âu và khẳng định cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay đang lan tới trung tâm Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Ông khẳng định ủng hộ chủ trương Ủy ban châu Âu áp đặt các chính tế kinh tế khắc khổ và khẳng định đó là phương hướng đúng để có thể giúp vực dậy các nền kinh tế đang khó khăn trong khu vực.
Lời cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh các thị trường ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu có nhiều diễn biến tiêu cực và một số cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế cảnh báo sẽ hạ mức xếp hạng tín dụng của một số nền kinh tế đầu tàu trong Eurozone.
Cùng ngày, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's cảnh báo nợ công ngày càng tăng cùng với tăng trưởng kinh tế đang yếu đi ở Pháp có thể làm khiến các nhà phân tích có những dự đoán bi quan về triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone này.
Moody's còn cảnh báo thị trường trái phiếu ngày càng bất ổn ở Pháp có thể khiến mức xếp hạng tín dụng "AAA" hiện thời mà chính phủ nước này đang nỗ lực duy trì, bị hạ xuống mức thấp hơn.
Trong khi đó, thị trường tài chính Tây Ban Nha cũng chưa có những dấu hiệu khởi sắc mặc dù tân chính phủ của đảng Nhân dân bảo thủ do ông Mariano Rajoi đứng đầu cam kết sẽ thực hiện các biện pháp kinh tế khắc khổ để vực dậy nền kinh tế.
Các nhà phân tích còn cảnh báo tình trạng lãi suất trái phiếu chính phủ ở một số nền kinh tế gặp khó khăn ở Eurozone hiện nay như Tây Ban Nha, Italy, Pháp và Bỉ có thể khiến các nhà đầu tư đổ xô sang đầu tư vào thị trường Đức mà họ cho là an toàn hơn.
Còn tại Hy Lạp, chính phủ lâm thời do Thủ tướng Lucas Papademos đứng đầu đang nỗ lực chạy đua với thời gian để cứu nước này khỏi nguy cơ vỡ nợ và khả năng phải rút khỏi Eurozone.
Ông Papademos đang có chuyến đi Brussels với nỗ lực khẳng định với các bộ trưởng tài chính Eurozone lập trường sẽ tuân thủ các cam kết để có thể được giải ngân khoản cứu trợ của quốc tế trị giá 8 tỷ euro nhằm giúp nước này thoát nguy cơ vỡ nợ.
Cùng ngày, Thủ tướng Anh David Cameron cũng lên tiếng bày tỏ lo ngại về những khó khăn trong kiểm soát nợ công ở Anh, một nền kinh tế lớn ở châu Âu không thuộc Eurozone.
Phát biểu tại hội nghị thường niên của Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI), Thủ tướng Cameron thừa nhận rằng việc kiểm sóat các khỏan nợ của Anh là “khó khăn hơn nhiều so với dự kiến.”
Thủ tướng Anh đưa ra nhận xét này sau khi Cơ quan phụ trách về Ngân sách công bố dự báo về kinh tế và tài chính. Bản dự báo ảm đạm này cho thấy thời gian dự kiến để cân bằng ngân sách của chính phủ sẽ kéo dài hơn so với kế hoạch.
Đánh giá u ám của ông Cameron cũng phản ánh quan điểm chung của giới tài chính, kể cả ngân hàng Trung ương Anh, rằng nền kinh tế Anh sẽ phục hồi chậm hơn so với những cuộc suy thoái trước, bởi vì lần này từ các hộ gia đình, chính phủ và các ngân hàng đều bị ảnh hưởng./.
(TTXVN/Vietnam+)