Các nhà khoa học của Anh và Australia hôm 25/3 cho biết, họ vừa phát hiện hóa thạch xương mu khủng long bạo chúa (Tyrannosaurus) tại Nam bán cầu.
Phát hiện này giúp chứng minh rằng khủng long Tyrannosaurus đã từng sinh sống tại đại lục Nam bán cầu.
Các nhà khoa học đã phát hiện và khai quật hóa thạch này tại khu vực Dinosaur Cove, Đông Nam Australia và đặt tên là NMV P186069 đồng thời suy đoán thể hình của loài khủng long này vào khoảng từ 2,7m đến 3,05m, trọng lượng khoảng 79kg.
Nhà khoa học Roger Benson thuộc Đại học Cambridge (Anh), phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết: “Phát hiện này khiến mọi người phấn khích, bởi vì hóa thạch khủng long Tyrannosaurus trước đó chỉ phát hiện tại Bắc bán cầu, hơn nữa một số nhà khoa học cho rằng, khủng long Tyrannosaurus chưa từng có mặt tại Nam bán cầu."
Roger Benson cho rằng cách nay 110 triệu năm, khủng long Tyrannosaurus thể hình nhỏ có thể sinh sống tại các khu vực trên toàn cầu và phát hiện này có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp chúng ta tìm hiểu cách thức tiến hóa của các loài khủng long.
Theo nhà khoa học Paul Barrett thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên London, phát hiện này cho thấy, khủng long Tyrannosaurus có thể đã có mặt tại Nam bán cầu ở vào thời kỳ đầu tiến hóa. Do đó, các khu vực như Châu phi, Nam Mỹ trong tương lai nhiều khả năng cũng sẽ phát hiện hóa thạch khủng long Tyrannosaurus.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được nguyên nhân của sự khác biệt lớn về thể hình giữa khủng long Tyrannosaurus ở Nam bán cầu với khủng long Tyrannosaurus ở Bắc bán cầu.
Các nhà khoa học cho biết, họ sẽ tiếp tục nghiên cứu sự khác biệt trong quá trình tiến hóa của khủng long Tyrannosaurus ở những khu vực khác nhau./.
Phát hiện này giúp chứng minh rằng khủng long Tyrannosaurus đã từng sinh sống tại đại lục Nam bán cầu.
Các nhà khoa học đã phát hiện và khai quật hóa thạch này tại khu vực Dinosaur Cove, Đông Nam Australia và đặt tên là NMV P186069 đồng thời suy đoán thể hình của loài khủng long này vào khoảng từ 2,7m đến 3,05m, trọng lượng khoảng 79kg.
Nhà khoa học Roger Benson thuộc Đại học Cambridge (Anh), phụ trách nhóm nghiên cứu cho biết: “Phát hiện này khiến mọi người phấn khích, bởi vì hóa thạch khủng long Tyrannosaurus trước đó chỉ phát hiện tại Bắc bán cầu, hơn nữa một số nhà khoa học cho rằng, khủng long Tyrannosaurus chưa từng có mặt tại Nam bán cầu."
Roger Benson cho rằng cách nay 110 triệu năm, khủng long Tyrannosaurus thể hình nhỏ có thể sinh sống tại các khu vực trên toàn cầu và phát hiện này có ý nghĩa quan trọng vì nó giúp chúng ta tìm hiểu cách thức tiến hóa của các loài khủng long.
Theo nhà khoa học Paul Barrett thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên London, phát hiện này cho thấy, khủng long Tyrannosaurus có thể đã có mặt tại Nam bán cầu ở vào thời kỳ đầu tiến hóa. Do đó, các khu vực như Châu phi, Nam Mỹ trong tương lai nhiều khả năng cũng sẽ phát hiện hóa thạch khủng long Tyrannosaurus.
Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa giải thích được nguyên nhân của sự khác biệt lớn về thể hình giữa khủng long Tyrannosaurus ở Nam bán cầu với khủng long Tyrannosaurus ở Bắc bán cầu.
Các nhà khoa học cho biết, họ sẽ tiếp tục nghiên cứu sự khác biệt trong quá trình tiến hóa của khủng long Tyrannosaurus ở những khu vực khác nhau./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)