Sáng 16/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).
Tờ trình nêu rõ Luật Thanh tra ban hành năm 2004 đã góp phần tạo lập khung pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra.
Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện, nhiều quy định của Luật Thanh tra đã bộc lộ những hạn chế, bất cập liên quan đến vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và phương thức hoạt động thanh tra.
Luật Thanh tra chưa thể hiện rõ cơ quan thanh tra vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, vừa là công cụ hữu hiệu tiến hành thanh tra phục vụ công tác quản lý, điều hành của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, có nơi coi thanh tra chỉ đơn thuần là công cụ của thủ trưởng cơ quan quản lý.
Trong hoạt động, các cơ quan thanh tra chưa phát huy được tính chủ động và tính tự chịu trách nhiệm khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao...
Các quy định của Luật Thanh tra chưa bảo đảm cho việc thi hành các yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; chưa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.
Chính vì vậy, nhiều sai phạm được cơ quan thanh tra phát hiện nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời, làm giảm kỷ cương, kỷ luật hành chính trong hoạt động quản lý Nhà nước... Những bất cập này đặt ra yêu cầu cần phải sửa đổi Luật Thanh tra.
Luật Thanh tra sửa đổi gồm 5 chương, 65 điều.
Báo cáo thẩm tra dự thảo Luật của Ủy ban Pháp luật cũng tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật thanh tra năm 2004 nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Nhà nước, địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ, sự không thống nhất trong tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành, đồng thời thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách về yếu cầu đổi mới công tác thanh tra.
Chủ trì buổi họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra; thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; thanh tra tổng cục, thanh tra cục, thanh tra chi cục; hoạt động thanh tra; thanh tra nhân dân...
Thảo luận về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đánh giá quy định của dự thảo Luật chưa rõ ràng, cần phải nghiên cứu để phân định sự khác biệt giữa hai loại hình thanh tra.
Về vấn đề này, đại diện Ủy ban Pháp luật cho rằng thanh tra hành chính thực chất là thanh tra nội bộ gắn với thẩm quyền lãnh đạo, điều hành của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp, nếu phát hiện có vi phạm thì kiến nghị Thủ trưởng cơ quan xử lý; thanh tra chuyên ngành là thanh tra việc thực hiện pháp luật chuyên ngành, các quy định về quy chuẩn kỹ thuật, về chuyên môn nghiệp vụ trong toàn bộ một ngành, lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền đồng tình với Dự thảo Luật quy định thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước; là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý Nhà nước, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời, cơ quan thanh tra Nhà nước có trách nhiệm giúp cơ quan và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đại diện Ủy ban Pháp luật đặt vấn đề khi sửa đổi Luật cần nghiên cứu, đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra theo hướng nào. Nếu giữ địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ như hiện nay thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải mang tính chủ động và độc lập rõ nét hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Nhiều ý kiến của đại biểu tán thành với việc không quy định về Thanh tra nhân dân trong dự thảo Luật và cho rằng theo quy định của Luật hiện hành, hoạt động của Thanh tra nhân dân hoàn toàn khác với thanh tra nhà nước; Thanh tra nhân dân thực chất là các tổ chức giám sát của nhân dân. Hiến pháp 1992 cũng chỉ quy định về quyền giám sát mà không quy định về quyền thanh tra nhân dân. Nhiều ý kiến tán thành với phương án ban hành một văn bản quy phạm pháp luật khác để quy định về thanh tra nhân dân./.
Tờ trình nêu rõ Luật Thanh tra ban hành năm 2004 đã góp phần tạo lập khung pháp lý quan trọng trong việc hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra.
Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện, nhiều quy định của Luật Thanh tra đã bộc lộ những hạn chế, bất cập liên quan đến vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và phương thức hoạt động thanh tra.
Luật Thanh tra chưa thể hiện rõ cơ quan thanh tra vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, vừa là công cụ hữu hiệu tiến hành thanh tra phục vụ công tác quản lý, điều hành của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, có nơi coi thanh tra chỉ đơn thuần là công cụ của thủ trưởng cơ quan quản lý.
Trong hoạt động, các cơ quan thanh tra chưa phát huy được tính chủ động và tính tự chịu trách nhiệm khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao...
Các quy định của Luật Thanh tra chưa bảo đảm cho việc thi hành các yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra; chưa xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.
Chính vì vậy, nhiều sai phạm được cơ quan thanh tra phát hiện nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời, làm giảm kỷ cương, kỷ luật hành chính trong hoạt động quản lý Nhà nước... Những bất cập này đặt ra yêu cầu cần phải sửa đổi Luật Thanh tra.
Luật Thanh tra sửa đổi gồm 5 chương, 65 điều.
Báo cáo thẩm tra dự thảo Luật của Ủy ban Pháp luật cũng tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật thanh tra năm 2004 nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế của quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Nhà nước, địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ, sự không thống nhất trong tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành, đồng thời thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách về yếu cầu đổi mới công tác thanh tra.
Chủ trì buổi họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về địa vị pháp lý của cơ quan thanh tra; thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; thanh tra tổng cục, thanh tra cục, thanh tra chi cục; hoạt động thanh tra; thanh tra nhân dân...
Thảo luận về thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đánh giá quy định của dự thảo Luật chưa rõ ràng, cần phải nghiên cứu để phân định sự khác biệt giữa hai loại hình thanh tra.
Về vấn đề này, đại diện Ủy ban Pháp luật cho rằng thanh tra hành chính thực chất là thanh tra nội bộ gắn với thẩm quyền lãnh đạo, điều hành của Thủ trưởng cơ quan cùng cấp, nếu phát hiện có vi phạm thì kiến nghị Thủ trưởng cơ quan xử lý; thanh tra chuyên ngành là thanh tra việc thực hiện pháp luật chuyên ngành, các quy định về quy chuẩn kỹ thuật, về chuyên môn nghiệp vụ trong toàn bộ một ngành, lĩnh vực nhất định thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền đồng tình với Dự thảo Luật quy định thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý Nhà nước; là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý Nhà nước, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời, cơ quan thanh tra Nhà nước có trách nhiệm giúp cơ quan và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và tiến hành thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đại diện Ủy ban Pháp luật đặt vấn đề khi sửa đổi Luật cần nghiên cứu, đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra theo hướng nào. Nếu giữ địa vị pháp lý của Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ như hiện nay thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải mang tính chủ động và độc lập rõ nét hơn, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Nhiều ý kiến của đại biểu tán thành với việc không quy định về Thanh tra nhân dân trong dự thảo Luật và cho rằng theo quy định của Luật hiện hành, hoạt động của Thanh tra nhân dân hoàn toàn khác với thanh tra nhà nước; Thanh tra nhân dân thực chất là các tổ chức giám sát của nhân dân. Hiến pháp 1992 cũng chỉ quy định về quyền giám sát mà không quy định về quyền thanh tra nhân dân. Nhiều ý kiến tán thành với phương án ban hành một văn bản quy phạm pháp luật khác để quy định về thanh tra nhân dân./.
Quỳnh Hoa (Vietnam+)