Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã khuyến cáo các doanh nghiệp thành viên tiếp tục mua gạo tạm trữ theo kế hoạch và không vội vàng bán gạo với số lượng lớn ra lúc này.
Ông Phong cho biết như vậy ngày 6/8 tại Hội nghị giao ban về xuất khẩu gạo tháng 7 và kế hoạch xuất khẩu tháng 8, đánh giá tình hình tiêu thụ và mua tạm trữ lúa gạo vụ hè thu.
Nguyên nhân là do các vấn đề về mùa vụ, thời tiết gần đây cho thấy gạo được dự báo sẽ điều chỉnh giảm sản lượng toàn cầu, thương mại tăng và tồn kho lại giảm. Tuy nhiên, thị trường vẫn tiếp tục bị chi phối bởi các yếu tố ngắn hạn với xu hướng mua bán trao tay, hạn chế tồn kho để tránh rủi ro và kiếm lớn khi cơ hội đến, mua bán với số lượng nhỏ, tiếp tục gây áp lực giảm giá trên thị trường.
VFA phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và cho biết hiện tại, giá gạo trên thị trường thế giới đang ổn định ở mức thấp, giá xuất khẩu của các nguồn cung cấp đang tiến gần như thu hẹp khoảng cách tăng giảm giữa Thái Lan, Pakistan và Việt Nam trong thời gian qua.
Theo VFA, đến thời điểm này các doanh nghiệp thành viên đã thực hiện được 50% kế hoạch mua lúa, gạo tạm trữ, hiện giá gạo trong nước đang giữ ở mức khá, lúa chất lượng thấp từ 2.800-3.200 đồng/kg đã nâng lên 3.850-4.200 đồng/kg; lúa chất lượng cao từ 3.500-3.800 đồng/kg đã nâng lên 4.100-4.450 đồng/kg.
Dự kiến các doanh nghiệp sẽ mua hoàn thành chỉ tiêu 1 triệu tấn quy gạo trong tháng 8 do đây là tháng thu hoạch tập trung.
Ông Trương Thanh Phong cho biết, nếu doanh nghiệp nào không kham nổi chỉ tiêu mua tạm trữ có thể báo cáo VFA để Hiệp hội điều chỉnh và giao bớt cho các doanh nghiệp khác.
Trong buổi giao ban xuất khẩu lần này, ông Phong đề nghị không khống chế giá xuất khẩu, đồng thời, các doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng để can thiệp thị trường đúng lúc khi có biến động trước những thông tin không chính xác, nhất là tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
VFA cũng khuyến khích nông dân các địa phương tập trung sản xuất vụ Thu Đông để lấy giống cho vụ sau và chủ động nguồn cân đối cho thị trường cuối năm, trong đó, Hiệp hội đề nghị ngành nông nghiệp động viên bà con sản xuất lúa Đông Xuân sớm nên tập trung vào giống lúa cao cấp bởi hiện Việt Nam có thị trường xuất khẩu loại gạo thơm nhưng không có hàng để bán.
Cùng với việc khuyến cáo các doanh nghiệp và nông dân, VFA cũng lưu ý các doanh nghiệp theo dõi sát tình hình xuất khẩu lương thực từ thị trường Ấn Độ, tình hình nhập khẩu gạo của thị trường Trung Quốc.
Số liệu từ VFA cho thấy, kết quả xuất khẩu tháng 7 đạt 628.468 tấn, trị giá FOB 253,457 triệu USD; lũy kế xuất khẩu 7 tháng tính đến ngày 31/7 đạt 3,960 triệu tấn, trị giá FOB là 1,736 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2009 số lượng giảm 3,64%, trị giá FOB tăng 2,92%; số lượng hợp đồng còn lại chưa giao 1,875 triệu tấn.
Căn cứ tình hình khả năng ký kết hợp đồng, khả năng giao hàng của các doanh nghiệp, lượng hàng tồn kho và tiến độ thu hoạch vụ hè thu, dự kiến kế hoạch xuất khẩu gạo tháng 8 là 650.000 tấn, điều chỉnh tăng hơn 50.000 tấn so với kế hoạch tháng trước; tháng 9 dự kiến xuất 550.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với kế hoạch.
Cộng lại, quý 3 sẽ xuất 1,8 triệu tấn gạo, quý 4 xuất khoảng 1,3 triệu tấn gạo, kế hoạch cả năm xuất khẩu 6,4-6,5 triệu tấn gạo./.
Ông Phong cho biết như vậy ngày 6/8 tại Hội nghị giao ban về xuất khẩu gạo tháng 7 và kế hoạch xuất khẩu tháng 8, đánh giá tình hình tiêu thụ và mua tạm trữ lúa gạo vụ hè thu.
Nguyên nhân là do các vấn đề về mùa vụ, thời tiết gần đây cho thấy gạo được dự báo sẽ điều chỉnh giảm sản lượng toàn cầu, thương mại tăng và tồn kho lại giảm. Tuy nhiên, thị trường vẫn tiếp tục bị chi phối bởi các yếu tố ngắn hạn với xu hướng mua bán trao tay, hạn chế tồn kho để tránh rủi ro và kiếm lớn khi cơ hội đến, mua bán với số lượng nhỏ, tiếp tục gây áp lực giảm giá trên thị trường.
VFA phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và cho biết hiện tại, giá gạo trên thị trường thế giới đang ổn định ở mức thấp, giá xuất khẩu của các nguồn cung cấp đang tiến gần như thu hẹp khoảng cách tăng giảm giữa Thái Lan, Pakistan và Việt Nam trong thời gian qua.
Theo VFA, đến thời điểm này các doanh nghiệp thành viên đã thực hiện được 50% kế hoạch mua lúa, gạo tạm trữ, hiện giá gạo trong nước đang giữ ở mức khá, lúa chất lượng thấp từ 2.800-3.200 đồng/kg đã nâng lên 3.850-4.200 đồng/kg; lúa chất lượng cao từ 3.500-3.800 đồng/kg đã nâng lên 4.100-4.450 đồng/kg.
Dự kiến các doanh nghiệp sẽ mua hoàn thành chỉ tiêu 1 triệu tấn quy gạo trong tháng 8 do đây là tháng thu hoạch tập trung.
Ông Trương Thanh Phong cho biết, nếu doanh nghiệp nào không kham nổi chỉ tiêu mua tạm trữ có thể báo cáo VFA để Hiệp hội điều chỉnh và giao bớt cho các doanh nghiệp khác.
Trong buổi giao ban xuất khẩu lần này, ông Phong đề nghị không khống chế giá xuất khẩu, đồng thời, các doanh nghiệp chuẩn bị sẵn sàng để can thiệp thị trường đúng lúc khi có biến động trước những thông tin không chính xác, nhất là tại các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
VFA cũng khuyến khích nông dân các địa phương tập trung sản xuất vụ Thu Đông để lấy giống cho vụ sau và chủ động nguồn cân đối cho thị trường cuối năm, trong đó, Hiệp hội đề nghị ngành nông nghiệp động viên bà con sản xuất lúa Đông Xuân sớm nên tập trung vào giống lúa cao cấp bởi hiện Việt Nam có thị trường xuất khẩu loại gạo thơm nhưng không có hàng để bán.
Cùng với việc khuyến cáo các doanh nghiệp và nông dân, VFA cũng lưu ý các doanh nghiệp theo dõi sát tình hình xuất khẩu lương thực từ thị trường Ấn Độ, tình hình nhập khẩu gạo của thị trường Trung Quốc.
Số liệu từ VFA cho thấy, kết quả xuất khẩu tháng 7 đạt 628.468 tấn, trị giá FOB 253,457 triệu USD; lũy kế xuất khẩu 7 tháng tính đến ngày 31/7 đạt 3,960 triệu tấn, trị giá FOB là 1,736 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2009 số lượng giảm 3,64%, trị giá FOB tăng 2,92%; số lượng hợp đồng còn lại chưa giao 1,875 triệu tấn.
Căn cứ tình hình khả năng ký kết hợp đồng, khả năng giao hàng của các doanh nghiệp, lượng hàng tồn kho và tiến độ thu hoạch vụ hè thu, dự kiến kế hoạch xuất khẩu gạo tháng 8 là 650.000 tấn, điều chỉnh tăng hơn 50.000 tấn so với kế hoạch tháng trước; tháng 9 dự kiến xuất 550.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với kế hoạch.
Cộng lại, quý 3 sẽ xuất 1,8 triệu tấn gạo, quý 4 xuất khoảng 1,3 triệu tấn gạo, kế hoạch cả năm xuất khẩu 6,4-6,5 triệu tấn gạo./.
Liên Phương (TTXVN/Vietnam+)