Theo Thương vụ Việt Nam tại Chile (Bộ Công Thương), giới đầu tư Chile đánh giá cao Việt Nam bởi đây là thị trường tiềm năng vì đây là thành viên WTO và Chile đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường năm 2009.
Hiện ngày càng có nhiều doanh nghiệp Chile sang tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực khai thác mỏ, dầu, sản xuất hải sản đông lạnh, rượu đóng chai, trái cây tươi và khô…
Ngược lại, Chile cũng đang khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến thị trường nước này, tăng cường xúc tiến thương mại để tìm hiểu để nắm bắt thói quen, xu hướng tiêu dùng của thị trường Chile.
Theo Vụ Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam và Chile đang phát triển thuận lợi.
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 42 trong số các đối tác thương mại của Chile và thứ 50 trong số các điểm đến cho xuất khẩu của nước này (chiếm 0,16% tổng giá trị xuất khẩu của Chile). Năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam sang Chile đạt gần 115 triệu USD và nhập từ Chile khoảng 125 triệu USD; trong 7 tháng đầu năm 2010, Việt Nam xuất sang Chile 49,9 triệu USD, nhập từ Chile khoảng 166,1 triệu USD.
Trong đó, Chile đã xuất sang Việt Nam các mặt hàng gồm quặng đồng, gỗ thông, dầu cá, bột giấy, rượu vang (là nước thứ ba xuất khẩu rượu sang Việt Nam), nhập từ Việt Nam càphê, giày thể thao, hàng may mặc, gạo và càphê.
Các chuyên gia thương mại nhận định nếu doanh nghiệp Việt Nam phối hợp kinh doanh với bạn hàng Chile sẽ có khả năng tăng cơ hội tiếp cận với thị trường thứ ba là các nước đối tác của Chile như các nước Mỹ Latinh.
Không những thế, nếu doanh nghiệp Việt Nam liên doanh - liên kết với doanh nghiệp Chile sản xuất hàng xuất khẩu tại nước này cũng sẽ tận dụng được ưu đãi thuế quan mà Chile được hưởng thông qua các hiệp định FTA với nhiều nước.
Bên cạnh đó, khi làm ăn với doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp Chile lại có nhiều cơ hội hợp tác với các thành viên khác của khu vực ASEAN. Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia khác, giao dịch thương mại song phương giữa hai nước còn khá thấp, đặc biệt trong các lĩnh vực mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao như da giầy, dệt may, điện, điện tử dân dụng, đồ gia dụng, gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản… và ở những lĩnh vực mà Chile có thế mạnh như máy móc, thiết bị, sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp.
Để tạo thêm điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, theo Vụ Xuất Nhập khẩu, hiện nay, Chính phủ hai nước đang tích cực đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương, khi đó những yếu tố như thuế, một số rào cản sẽ được dỡ bỏ và thêm nhiều cơ hội xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Việt Nam có tiềm năng lớn về tài nguyên, khoáng sản, trong khi Chile có thế mạnh về kinh nghiệm khai thác và chế biến. Vì vậy, Bộ Công Thương sẽ tăng cường xúc tiến thương mại để khai thác hết tiềm năng cũng như đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước./.
Hiện ngày càng có nhiều doanh nghiệp Chile sang tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực khai thác mỏ, dầu, sản xuất hải sản đông lạnh, rượu đóng chai, trái cây tươi và khô…
Ngược lại, Chile cũng đang khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến thị trường nước này, tăng cường xúc tiến thương mại để tìm hiểu để nắm bắt thói quen, xu hướng tiêu dùng của thị trường Chile.
Theo Vụ Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước Việt Nam và Chile đang phát triển thuận lợi.
Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 42 trong số các đối tác thương mại của Chile và thứ 50 trong số các điểm đến cho xuất khẩu của nước này (chiếm 0,16% tổng giá trị xuất khẩu của Chile). Năm 2009, xuất khẩu của Việt Nam sang Chile đạt gần 115 triệu USD và nhập từ Chile khoảng 125 triệu USD; trong 7 tháng đầu năm 2010, Việt Nam xuất sang Chile 49,9 triệu USD, nhập từ Chile khoảng 166,1 triệu USD.
Trong đó, Chile đã xuất sang Việt Nam các mặt hàng gồm quặng đồng, gỗ thông, dầu cá, bột giấy, rượu vang (là nước thứ ba xuất khẩu rượu sang Việt Nam), nhập từ Việt Nam càphê, giày thể thao, hàng may mặc, gạo và càphê.
Các chuyên gia thương mại nhận định nếu doanh nghiệp Việt Nam phối hợp kinh doanh với bạn hàng Chile sẽ có khả năng tăng cơ hội tiếp cận với thị trường thứ ba là các nước đối tác của Chile như các nước Mỹ Latinh.
Không những thế, nếu doanh nghiệp Việt Nam liên doanh - liên kết với doanh nghiệp Chile sản xuất hàng xuất khẩu tại nước này cũng sẽ tận dụng được ưu đãi thuế quan mà Chile được hưởng thông qua các hiệp định FTA với nhiều nước.
Bên cạnh đó, khi làm ăn với doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp Chile lại có nhiều cơ hội hợp tác với các thành viên khác của khu vực ASEAN. Tuy nhiên, so với nhiều quốc gia khác, giao dịch thương mại song phương giữa hai nước còn khá thấp, đặc biệt trong các lĩnh vực mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao như da giầy, dệt may, điện, điện tử dân dụng, đồ gia dụng, gốm sứ, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy sản… và ở những lĩnh vực mà Chile có thế mạnh như máy móc, thiết bị, sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp.
Để tạo thêm điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, theo Vụ Xuất Nhập khẩu, hiện nay, Chính phủ hai nước đang tích cực đàm phán Hiệp định thương mại tự do song phương, khi đó những yếu tố như thuế, một số rào cản sẽ được dỡ bỏ và thêm nhiều cơ hội xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Việt Nam có tiềm năng lớn về tài nguyên, khoáng sản, trong khi Chile có thế mạnh về kinh nghiệm khai thác và chế biến. Vì vậy, Bộ Công Thương sẽ tăng cường xúc tiến thương mại để khai thác hết tiềm năng cũng như đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)