Cửa sông Ba Hòn, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) luôn là mối nguy hiểm cho hàng trăm tàu đánh bắt hải sản, tàu khách mỗi khi ra vào do bãi bồi ngày thu hẹp và cạn dần.
Hơn 10 năm qua, các chủ tàu đánh bắt hải sản và tàu chở khách ra hai xã đảo Sơn Hải, Hòn Nghệ của huyện Kiên Lương luôn ám ảnh khi ra vào cửa sông Ba Hòn. Hiện chỉ còn duy nhất một luồng lạch để đi, nhưng luồng này nằm uốn cong theo hình chữ C. Chỉ những người thuộc đường đi thì mới dám mạo hiểm ra vào, nhưng khi gặp phải gió to thì không thể chạy đúng vào luồng, thường gặp rủi ro.
Anh Ngô Văn Hưng, thuyền trưởng tàu KG 91410, có công suất 420CV, cho biết: “Mỗi chuyến tàu thường đánh bắt khơi xa hơn 10 ngày, nếu muốn vào cửa sông Ba Hòn để cặp bến lên cá, lấy nhu yếu phẩm cho chuyến sau thì phải tính đủ đường. Nghĩa là, khi đánh bắt lượng cá đã đầy thì phải đợi thủy triều lên hoặc trời êm, không sóng gió thì mới dám cho tàu vào. Điều này cũng kéo theo bất lợi nhiều thứ như: nếu nước lớn vào buổi sáng thì mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp, ngược lại gặp phải buổi trưa hay chiều thì các thương lái họ đã mua đầy và đưa hàng đi, buộc phải đợi ngày hôm sau. Nếu vậy, lượng cá sẽ mất tươi, dẫn đến mất giá…”.
Hàng ngày với lượng tàu ở khắp nơi ra vào neo đậu ở cửa sông Ba Hòn này hơn 100 chiếc. Lý do họ vào đây cặp bến dẫu biết rủi ro là do khi đánh bắt hải sản trên vùng biển Kiên Giang, thì vào cửa sông này gần, ít tốn chi phí, thay vì phải đi về cảng cá Tắc Cậu ở huyện Châu Thành phải mất gần 100km. Cũng tại đây, khi tàu cặp bến cũng có khách hàng xuống lấy tận nơi, việc cung cấp nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho chuyến tàu mới cũng gặp thuận lợi…
Tàu mắc cạn không chỉ dừng lại ở việc giảm thu nhập do không bán được cá tươi, mà kèm theo đó là phải tốn hơn trăm triệu đồng mới có thể kéo tàu ra được. Mấy năm qua, đã có nhiều tàu gặp phải như vậy, gần đây nhất là tàu đánh bắt hải sản có công suất 380CV của anh Nguyễn Văn Thảo, ngụ ấp Hòa Lập, thị trấn Kiên Lương.
Anh Thảo kể: “Hiện nay, ngư trường ngày cạn dần, mỗi chuyến biển hơn 10 ngày ra khơi có khi về còn lỗ vốn. Chuyến biển vừa rồi, khi về vào ngày 25/9/2012, đến cửa sông Ba Hòn không may bị gió thổi, tàu trật luồng mắc cạn. Sau 2 ngày, với 4 chiếc tàu dùng dây thừng kéo mới thành công. Trong quá trình lay kéo, dây thừng bị đứt làm thủng 2 lỗ thân tàu, bị chìm, hư chân vịt… Với chi phí thuê tàu kéo, sửa chữa lần này trên 150 triệu đồng.”
Chỉ tính riêng khu vực Ba Hòn, đã có hơn 400 đánh bắt lớn nhỏ của ngư dân ở đây phải ra vào thường xuyên. Thêm vào đó, các tàu ở các huyện Hòn Đất, Phú Quốc, Châu Thành, thị xã Hà Tiên, thành phố Rạch Giá… cũng thường cặp bến cửa sông này để lên xuống hàng.
Với những bức xúc của người dân, nhưng mỗi lần kiến nghị về trên thì có câu trả lời là… chờ. Mấy năm trước đây, nhiều người dân đã làm đơn gửi lên cấp thẩm quyền xem xét để đầu tư nạo vét cửa sông Ba Hòn. Thế nhưng, do đây là dự án đã được định hướng quy hoạch sẽ nâng cấp lên thành cảng Ba Hòn cách nay đã hơn… 10 năm!./.
Hơn 10 năm qua, các chủ tàu đánh bắt hải sản và tàu chở khách ra hai xã đảo Sơn Hải, Hòn Nghệ của huyện Kiên Lương luôn ám ảnh khi ra vào cửa sông Ba Hòn. Hiện chỉ còn duy nhất một luồng lạch để đi, nhưng luồng này nằm uốn cong theo hình chữ C. Chỉ những người thuộc đường đi thì mới dám mạo hiểm ra vào, nhưng khi gặp phải gió to thì không thể chạy đúng vào luồng, thường gặp rủi ro.
Anh Ngô Văn Hưng, thuyền trưởng tàu KG 91410, có công suất 420CV, cho biết: “Mỗi chuyến tàu thường đánh bắt khơi xa hơn 10 ngày, nếu muốn vào cửa sông Ba Hòn để cặp bến lên cá, lấy nhu yếu phẩm cho chuyến sau thì phải tính đủ đường. Nghĩa là, khi đánh bắt lượng cá đã đầy thì phải đợi thủy triều lên hoặc trời êm, không sóng gió thì mới dám cho tàu vào. Điều này cũng kéo theo bất lợi nhiều thứ như: nếu nước lớn vào buổi sáng thì mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp, ngược lại gặp phải buổi trưa hay chiều thì các thương lái họ đã mua đầy và đưa hàng đi, buộc phải đợi ngày hôm sau. Nếu vậy, lượng cá sẽ mất tươi, dẫn đến mất giá…”.
Hàng ngày với lượng tàu ở khắp nơi ra vào neo đậu ở cửa sông Ba Hòn này hơn 100 chiếc. Lý do họ vào đây cặp bến dẫu biết rủi ro là do khi đánh bắt hải sản trên vùng biển Kiên Giang, thì vào cửa sông này gần, ít tốn chi phí, thay vì phải đi về cảng cá Tắc Cậu ở huyện Châu Thành phải mất gần 100km. Cũng tại đây, khi tàu cặp bến cũng có khách hàng xuống lấy tận nơi, việc cung cấp nhiên liệu, nhu yếu phẩm cho chuyến tàu mới cũng gặp thuận lợi…
Tàu mắc cạn không chỉ dừng lại ở việc giảm thu nhập do không bán được cá tươi, mà kèm theo đó là phải tốn hơn trăm triệu đồng mới có thể kéo tàu ra được. Mấy năm qua, đã có nhiều tàu gặp phải như vậy, gần đây nhất là tàu đánh bắt hải sản có công suất 380CV của anh Nguyễn Văn Thảo, ngụ ấp Hòa Lập, thị trấn Kiên Lương.
Anh Thảo kể: “Hiện nay, ngư trường ngày cạn dần, mỗi chuyến biển hơn 10 ngày ra khơi có khi về còn lỗ vốn. Chuyến biển vừa rồi, khi về vào ngày 25/9/2012, đến cửa sông Ba Hòn không may bị gió thổi, tàu trật luồng mắc cạn. Sau 2 ngày, với 4 chiếc tàu dùng dây thừng kéo mới thành công. Trong quá trình lay kéo, dây thừng bị đứt làm thủng 2 lỗ thân tàu, bị chìm, hư chân vịt… Với chi phí thuê tàu kéo, sửa chữa lần này trên 150 triệu đồng.”
Chỉ tính riêng khu vực Ba Hòn, đã có hơn 400 đánh bắt lớn nhỏ của ngư dân ở đây phải ra vào thường xuyên. Thêm vào đó, các tàu ở các huyện Hòn Đất, Phú Quốc, Châu Thành, thị xã Hà Tiên, thành phố Rạch Giá… cũng thường cặp bến cửa sông này để lên xuống hàng.
Với những bức xúc của người dân, nhưng mỗi lần kiến nghị về trên thì có câu trả lời là… chờ. Mấy năm trước đây, nhiều người dân đã làm đơn gửi lên cấp thẩm quyền xem xét để đầu tư nạo vét cửa sông Ba Hòn. Thế nhưng, do đây là dự án đã được định hướng quy hoạch sẽ nâng cấp lên thành cảng Ba Hòn cách nay đã hơn… 10 năm!./.
Lê Sen (TTXVN)