Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội vừa có văn bản kiến nghị Sở Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội gia hạn thời gian đóng cửa bến xe Lương Yên.
Nguyên nhân là do Công ty Lương thực cấp I Lương Yên (đơn vị chủ quản bến xe Lương Yên), chi nhánh của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc đã liên tục có những văn bản gửi Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải yêu cầu chấm dứt hoạt động bến xe Lương Yên từ ngày 1/7 để bàn giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam thực hiện dự án Xây dựng công trình hỗn hợp nhà cao tầng.
Bến xe Lương Yên thuộc Công ty Lương thực Cấp I Lương Yên là mô hình bến xe xã hội hoá được xây dựng từ năm 2004 nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực nội thành Hà Nội.
Trong suốt thời gian hoạt động, Bến xe Lương Yên đã có tới 320 đầu xe tham gia vận chuyển khách/ngày, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách của tuyến phía Đông và một phần tuyến phía Bắc Hà Nội.
Tuy nhiên, theo văn bản của Công ty Lương thực cấp I Lương Yên gửi Sở Giao thông Vận tải, Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội, bến xe Lương Yên sẽ buộc phải hoàn thành việc di dời trước thời điểm hết hạn thời gian khai thác 30/6. Các doanh nghiệp vận tải đang hoạt động tại bến xe Lương Yên phải tự đăng ký lại lộ trình, di chuyển sang các bến xe khác.
Lý giải cho việc đóng cửa bến xe vào cuối tháng Sáu này, ông Trần Ngọc Thiều, Giám đốc Công ty Lương thực cấp 1 Lương Yên cho biết, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có quyết định 549/QĐ-UBND cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng tại địa điểm này đồng thời cuối năm 2011, Sở Giao thông Vận tải cũng đã có công văn số 4558/GTVT-QLVT về việc tạm thời gia hạn thời gian khai thác bến xe tới hết ngày 30/6/2012.
“Bởi vậy, Công ty đề nghị Sở Giao thông Vận tải xem xét chấp thuận cho bến xe Lương Yên được chấm dứt hoạt động từ ngày 1/7/2012,” ông Thiều cho hay.
Trong khi đó, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, việc di dời bến xe nên có lộ trình để các doanh nghiệp có thời gian thực hiện và Sở Giao thông Vận tải Hà Nội có thời gian sắp xếp xe sang các bến khác.
“Nếu thực hiện đóng bến từ 1/7 thì xe không biết đi đâu? Khi thành lập bến xe thì bến xe mời chào các doanh nghiệp và khách vào bến, lúc đóng bến thì đột ngột,” ông Liên bức xúc.
Theo ông Liên, bến xe đóng cửa trong một thời gian ngắn sẽ làm cho các doanh nghiệp vận tải không kịp phân bổ hoạt động và thị phần tuyến, lộ trình.
Đưa ra dẫn chứng, theo ông Liên, “xóa sổ” bến xe Lương Yên cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp vận tải cần phải thực hiện làm các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật khi tham gia vào bến xe mới sẽ mất nhiều thời gian như: khảo sát chọn bến xe, hiệp thương giờ xuất bến cho phù hợp với lộ trình bến đến, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, làm thủ tục đăng ký với Sở Giao thông Vận tải, xây dựng giá thành vận tải để đăng ký giá cước vận tải, in vé, cấp vé cho các bến xe, xin cấp Phù hiệu tuyến cố định và Sổ nhất trình, hướng dẫn lái xe quen lộ trình...
“Do vậy, nếu chấm dứt hoạt động bến xe Lương Yên từ 1/7 sẽ gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp,” ông Liên khẳng định.
Nguyên nhân là do Công ty Lương thực cấp I Lương Yên (đơn vị chủ quản bến xe Lương Yên), chi nhánh của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc đã liên tục có những văn bản gửi Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải yêu cầu chấm dứt hoạt động bến xe Lương Yên từ ngày 1/7 để bàn giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam thực hiện dự án Xây dựng công trình hỗn hợp nhà cao tầng.
Bến xe Lương Yên thuộc Công ty Lương thực Cấp I Lương Yên là mô hình bến xe xã hội hoá được xây dựng từ năm 2004 nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong khu vực nội thành Hà Nội.
Trong suốt thời gian hoạt động, Bến xe Lương Yên đã có tới 320 đầu xe tham gia vận chuyển khách/ngày, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách của tuyến phía Đông và một phần tuyến phía Bắc Hà Nội.
Tuy nhiên, theo văn bản của Công ty Lương thực cấp I Lương Yên gửi Sở Giao thông Vận tải, Hiệp hội Vận tải thành phố Hà Nội, bến xe Lương Yên sẽ buộc phải hoàn thành việc di dời trước thời điểm hết hạn thời gian khai thác 30/6. Các doanh nghiệp vận tải đang hoạt động tại bến xe Lương Yên phải tự đăng ký lại lộ trình, di chuyển sang các bến xe khác.
Lý giải cho việc đóng cửa bến xe vào cuối tháng Sáu này, ông Trần Ngọc Thiều, Giám đốc Công ty Lương thực cấp 1 Lương Yên cho biết, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có quyết định 549/QĐ-UBND cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng tại địa điểm này đồng thời cuối năm 2011, Sở Giao thông Vận tải cũng đã có công văn số 4558/GTVT-QLVT về việc tạm thời gia hạn thời gian khai thác bến xe tới hết ngày 30/6/2012.
“Bởi vậy, Công ty đề nghị Sở Giao thông Vận tải xem xét chấp thuận cho bến xe Lương Yên được chấm dứt hoạt động từ ngày 1/7/2012,” ông Thiều cho hay.
Trong khi đó, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, việc di dời bến xe nên có lộ trình để các doanh nghiệp có thời gian thực hiện và Sở Giao thông Vận tải Hà Nội có thời gian sắp xếp xe sang các bến khác.
“Nếu thực hiện đóng bến từ 1/7 thì xe không biết đi đâu? Khi thành lập bến xe thì bến xe mời chào các doanh nghiệp và khách vào bến, lúc đóng bến thì đột ngột,” ông Liên bức xúc.
Theo ông Liên, bến xe đóng cửa trong một thời gian ngắn sẽ làm cho các doanh nghiệp vận tải không kịp phân bổ hoạt động và thị phần tuyến, lộ trình.
Đưa ra dẫn chứng, theo ông Liên, “xóa sổ” bến xe Lương Yên cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp vận tải cần phải thực hiện làm các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật khi tham gia vào bến xe mới sẽ mất nhiều thời gian như: khảo sát chọn bến xe, hiệp thương giờ xuất bến cho phù hợp với lộ trình bến đến, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, làm thủ tục đăng ký với Sở Giao thông Vận tải, xây dựng giá thành vận tải để đăng ký giá cước vận tải, in vé, cấp vé cho các bến xe, xin cấp Phù hiệu tuyến cố định và Sổ nhất trình, hướng dẫn lái xe quen lộ trình...
“Do vậy, nếu chấm dứt hoạt động bến xe Lương Yên từ 1/7 sẽ gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp,” ông Liên khẳng định.
Việt Hùng (Vietnam+)