Theo ông Đào Đăng Hoàn, Phó Cục Trưởng Cục Nghệ thuật, đã đến lúc cần xây dựng và thực hiện lộ trình tự chủ trong quản lý và tiến tới xóa bỏ cơ chế bao cấp về kinh phí của một số nhà hát thuộc loại hình Ca múa nhạc và Tạp kỹ.
Phát biểu tại cuộc hội thảo “Thể chế, thiết chế và cơ chế phát triển văn hóa-Thực trạng và giải pháp” vừa được tổ chức sáng nay (12/3), tại Hà Nội, ông Hoàn nhấn mạnh: Hiện 11/12 nhà hát trực thuộc Bộ sống nhờ bao cấp là chủ yếu. Số lượng diễn viên đông đảo nhưng ngày càng có ít ngôi sao có sức ảnh hưởng, lan tỏa trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, các đơn vị thuộc loại hình Kịch hát dân tộc ngày càng xa 'gốc' cả về địa lý và phong cách nghệ thuật, chưa có nhiều chương trình có tính nghệ thuật cao, giá trị lâu dài...," ông Hoàn nói.
Vì vậy, theo ông Hoàn, đã đến lúc Việt Nam cần tập trung xây dựng các nhà hát đa năng, rạp hát phù hợp với từng loại hình nghệ thuật biểu diễn; có cơ chế tài chính để gửi đi đào tạo nước ngoài các thành phần sáng tạo thuộc loại hình nghệ thuật cổ điển phương Tây cũng như mời chuyên gia cố vấn nước ngoài. Trên cơ sở đó, các nhà hát cần có cơ chế quản lý và tài chính phù hợp, tự chủ.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc xây dựng lực lượng truyền thông, marketing nhằm quảng bá, giới thiệu các tác phẩm đặc sắc tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước thời điểm này là hết sức cần thiết.
Mặt khác, các chuyên gia tham dự hội thảo đã đưa ra những góp ý liên quan đến chính sách phí và lệ phí trong lĩnh vực văn hóa, về chế độ chính sách đối với lao động biểu diễn nghệ thuật... cũng như những giải pháp và kiến nghị trong việc hoàn thiện thể chế, thiết chế, cơ chế cho phát triển văn hóa giai đoạn mới./.
Phát biểu tại cuộc hội thảo “Thể chế, thiết chế và cơ chế phát triển văn hóa-Thực trạng và giải pháp” vừa được tổ chức sáng nay (12/3), tại Hà Nội, ông Hoàn nhấn mạnh: Hiện 11/12 nhà hát trực thuộc Bộ sống nhờ bao cấp là chủ yếu. Số lượng diễn viên đông đảo nhưng ngày càng có ít ngôi sao có sức ảnh hưởng, lan tỏa trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, các đơn vị thuộc loại hình Kịch hát dân tộc ngày càng xa 'gốc' cả về địa lý và phong cách nghệ thuật, chưa có nhiều chương trình có tính nghệ thuật cao, giá trị lâu dài...," ông Hoàn nói.
Vì vậy, theo ông Hoàn, đã đến lúc Việt Nam cần tập trung xây dựng các nhà hát đa năng, rạp hát phù hợp với từng loại hình nghệ thuật biểu diễn; có cơ chế tài chính để gửi đi đào tạo nước ngoài các thành phần sáng tạo thuộc loại hình nghệ thuật cổ điển phương Tây cũng như mời chuyên gia cố vấn nước ngoài. Trên cơ sở đó, các nhà hát cần có cơ chế quản lý và tài chính phù hợp, tự chủ.
Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc xây dựng lực lượng truyền thông, marketing nhằm quảng bá, giới thiệu các tác phẩm đặc sắc tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước thời điểm này là hết sức cần thiết.
Mặt khác, các chuyên gia tham dự hội thảo đã đưa ra những góp ý liên quan đến chính sách phí và lệ phí trong lĩnh vực văn hóa, về chế độ chính sách đối với lao động biểu diễn nghệ thuật... cũng như những giải pháp và kiến nghị trong việc hoàn thiện thể chế, thiết chế, cơ chế cho phát triển văn hóa giai đoạn mới./.
Xuân Mai (Vietnam+)