Ngày 9/3, Ken Gause, chuyên gia người Mỹ, Giám đốc Nhóm các vấn đề Quốc tế tại CNA - một tổ chức nghiên cứu liên quan đến quốc phòng ở Alexandria, bang Virginia, nhận xét rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un dường như đang tìm kiếm một ván bài có lợi hơn với Mỹ so với cha mình đã làm vì tin rằng ông có nhiều hơn những gì để mặc cả.
Theo Gause, một loạt ngôn từ mạnh mẽ đe dọa bằng quân sự của Triều Tiên trong tuần này phản ánh những ý định táo bạo hơn của Kim Jong Un.
Tức giận trước động thái Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đưa ra lệnh trừng phạt mới vì vụ thử hạt nhân hôm 12/2, Triều Tiên đe dọa sẽ khởi động một "cuộc tấn công hạt nhân phòng ngừa," xóa bỏ Hiệp định đình chiến 1953 và thỏa thuận bất tương xâm năm 1991 với Hàn Quốc.
Trong tuyên bố mới nhất, Bình Nhưỡng cho biết họ đã đặt một tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu hạt nhân ở chế độ chờ trên bệ phóng. Triều Tiên cũng đã thành công trong việc phóng tên lửa tầm xa hồi tháng 12/2012, và tiếp đó là vụ thử hạt nhân thứ ba dưới lòng đất.
Chuyên gia Gause nhấn mạnh rằng những lời đe dọa gần đây của Triều Tiên không được xem là "sự khoa trương bình thường." "Nó phản ánh một chiến lược phát triển của Bình Nhưỡng để can dự với Mỹ trực tiếp hơn."
Dưới thời cố lãnh đạo Kim Jong-Il, Triều Tiên đã đưa ra những lời đe dọa tương tự như hủy bỏ các thỏa thuận đình chiến và không xâm lược. Tuy nhiên, những lời đe dọa gần đây khác với kỷ nguyên của Kim Jong-Il. "Quyết định hủy bỏ mới nhất này dường như vô điều kiện hơn và không phải là những thủ đoạn về ngữ nghĩa."
Tuyên bố của Bình Nhưỡng trong việc cắt đứt "đường dây nóng" trực tiếp với Seoul, vẫn thường được sử dụng để quản lý khủng hoảng, có nghĩa là "nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của lời đe dọa này." Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un đang cố gắng chơi một canh bạc với Mỹ theo phong cách táo bạo hơn người cha của mình.
Mỹ và các đồng minh của Mỹ tập trung vào việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên, nhưng Bình Nhưỡng lại quan tâm nhiều hơn tới việc đàm phán về một chế độ hòa bình và mục tiêu là được công nhận như một cường quốc hạt nhân.
Gause nói nhà lãnh đạo Triều Tiên không thể trở lui từ chiến lược hiện tại vì làm như vậy, đặc biệt là trước áp lực của thế giới, sẽ làm suy yếu tính hợp pháp và sự lãnh đạo củamình. Bình Nhưỡng đang tiếp tục chuyền quả bóng sang sân Mỹ. Thật khó dự đoán liệu một cuộc đụng độ vũ trang sẽ xảy ra sớm hay không, liệu tình hình căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên có thể còn có nhiều cơ hội cho những nỗ lực ngoại giao để tái khởi động các cuộc đàm phán hay không.
[Binh lính nhảy xuống biển lạnh tiễn ông Kim Jong-Un]
Ngay sau khi Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết mới về Triều Tiên, phái viên Trung Quốc tại Liên hợp quốc, Lý Bảo Đông, nói cuộc bỏ phiếu ngày 7/3 là một bước trong tiến trình ngoại giao “gay go và kéo dài” nhằm đạt được việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Trong chuyến công du tới Trung Đông đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng bày tỏ hy vọng rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ tham gia vào "các cuộc đối thoại, đàm phán hợp pháp."
Gause cho biết chuyến đi của cựu ngôi sao bóng rổ NBA Dennis Rodman đến Triều Tiên hồi tuần trước có thể là một tín hiệu quan trọng. Sau khi gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, Rodman dẫn lời Kim nói rằng ông muốn một cuộc gọi điện thoại từ Tổng thống Barack Obama.
Gause nói: "Mỹ cần thăm dò các cách thức tham gia trong tương lai của Triều Tiên và nên bắt đầu với việc trở lại các cuộc gặp theo các kênh. Tôi nghĩ chuyến đi của Rodman thực sự rất thú vị và hữu ích"./.
Theo Gause, một loạt ngôn từ mạnh mẽ đe dọa bằng quân sự của Triều Tiên trong tuần này phản ánh những ý định táo bạo hơn của Kim Jong Un.
Tức giận trước động thái Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đưa ra lệnh trừng phạt mới vì vụ thử hạt nhân hôm 12/2, Triều Tiên đe dọa sẽ khởi động một "cuộc tấn công hạt nhân phòng ngừa," xóa bỏ Hiệp định đình chiến 1953 và thỏa thuận bất tương xâm năm 1991 với Hàn Quốc.
Trong tuyên bố mới nhất, Bình Nhưỡng cho biết họ đã đặt một tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu hạt nhân ở chế độ chờ trên bệ phóng. Triều Tiên cũng đã thành công trong việc phóng tên lửa tầm xa hồi tháng 12/2012, và tiếp đó là vụ thử hạt nhân thứ ba dưới lòng đất.
Chuyên gia Gause nhấn mạnh rằng những lời đe dọa gần đây của Triều Tiên không được xem là "sự khoa trương bình thường." "Nó phản ánh một chiến lược phát triển của Bình Nhưỡng để can dự với Mỹ trực tiếp hơn."
Dưới thời cố lãnh đạo Kim Jong-Il, Triều Tiên đã đưa ra những lời đe dọa tương tự như hủy bỏ các thỏa thuận đình chiến và không xâm lược. Tuy nhiên, những lời đe dọa gần đây khác với kỷ nguyên của Kim Jong-Il. "Quyết định hủy bỏ mới nhất này dường như vô điều kiện hơn và không phải là những thủ đoạn về ngữ nghĩa."
Tuyên bố của Bình Nhưỡng trong việc cắt đứt "đường dây nóng" trực tiếp với Seoul, vẫn thường được sử dụng để quản lý khủng hoảng, có nghĩa là "nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của lời đe dọa này." Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un đang cố gắng chơi một canh bạc với Mỹ theo phong cách táo bạo hơn người cha của mình.
Mỹ và các đồng minh của Mỹ tập trung vào việc phi hạt nhân hóa Triều Tiên, nhưng Bình Nhưỡng lại quan tâm nhiều hơn tới việc đàm phán về một chế độ hòa bình và mục tiêu là được công nhận như một cường quốc hạt nhân.
Gause nói nhà lãnh đạo Triều Tiên không thể trở lui từ chiến lược hiện tại vì làm như vậy, đặc biệt là trước áp lực của thế giới, sẽ làm suy yếu tính hợp pháp và sự lãnh đạo củamình. Bình Nhưỡng đang tiếp tục chuyền quả bóng sang sân Mỹ. Thật khó dự đoán liệu một cuộc đụng độ vũ trang sẽ xảy ra sớm hay không, liệu tình hình căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên có thể còn có nhiều cơ hội cho những nỗ lực ngoại giao để tái khởi động các cuộc đàm phán hay không.
[Binh lính nhảy xuống biển lạnh tiễn ông Kim Jong-Un]
Ngay sau khi Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết mới về Triều Tiên, phái viên Trung Quốc tại Liên hợp quốc, Lý Bảo Đông, nói cuộc bỏ phiếu ngày 7/3 là một bước trong tiến trình ngoại giao “gay go và kéo dài” nhằm đạt được việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Trong chuyến công du tới Trung Đông đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng bày tỏ hy vọng rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ tham gia vào "các cuộc đối thoại, đàm phán hợp pháp."
Gause cho biết chuyến đi của cựu ngôi sao bóng rổ NBA Dennis Rodman đến Triều Tiên hồi tuần trước có thể là một tín hiệu quan trọng. Sau khi gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, Rodman dẫn lời Kim nói rằng ông muốn một cuộc gọi điện thoại từ Tổng thống Barack Obama.
Gause nói: "Mỹ cần thăm dò các cách thức tham gia trong tương lai của Triều Tiên và nên bắt đầu với việc trở lại các cuộc gặp theo các kênh. Tôi nghĩ chuyến đi của Rodman thực sự rất thú vị và hữu ích"./.
(Vietnam+)