Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết, tháng Chín, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đạt 8,3 tỷ USD (giảm 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái), nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước chín tháng lên mức hơn 70 tỷ USD, tăng 37,5% so với cùng kỳ 2010.
Một số mặt hàng chủ lực bao gồm dệt may, dầu thô, giày dép, hàng thủy sản, càphê,.. đều có kim ngạch tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, dệt may tăng hơn 31%, dầu thô tăng 52%, giày dép tăng 30,8%, hàng thủy sản tăng hơn 26%,…
Đáng chú ý là kim ngạch nhập siêu trong chín tháng đạt 6,9 tỷ USD, bằng 9,8% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nếu loại trừ yếu tố vàng thì nhập siêu hàng hóa chín tháng là 7,7 tỷ USD, bằng 11,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.
Riêng về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với gần 11 tỷ USD, chiếm 17,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; tiếp đến là EU đạt hơn 10 tỷ USD chiếm 16,6%, ASEAN đạt 8,6 tỷ USD chiếm 14%, Trung Quốc đạt 6,6 tỷ USD chiếm 10,6%.
Cũng theo Bộ Công Thương, mặc dù Việt Nam đang được hưởng một số ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do (AFTA) như AFTA với Trung Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản và đang đàm phán với EU và Mỹ nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết cơ hội này nên tỷ lệ xuất khẩu được hưởng các ưu đãi còn thấp.
Điều này xuất phát từ việc các doanh nghiệp chưa cập nhật được thông tin về các ưu đãi trên cũng như chưa quen với các thủ tục cần thiết để được nhận ưu đãi.
Ngoài ra, tỷ lệ sử dụng ưu đãi của các doanh nghiệp các nước khác trong ASEAN cao hơn so với Việt Nam. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội mở rộng xuất khẩu do thiếu thông tin và năng lực thực hiện các yêu cầu được đề ra để được nhận ưu đãi./.
Một số mặt hàng chủ lực bao gồm dệt may, dầu thô, giày dép, hàng thủy sản, càphê,.. đều có kim ngạch tăng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, dệt may tăng hơn 31%, dầu thô tăng 52%, giày dép tăng 30,8%, hàng thủy sản tăng hơn 26%,…
Đáng chú ý là kim ngạch nhập siêu trong chín tháng đạt 6,9 tỷ USD, bằng 9,8% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nếu loại trừ yếu tố vàng thì nhập siêu hàng hóa chín tháng là 7,7 tỷ USD, bằng 11,4% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.
Riêng về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với gần 11 tỷ USD, chiếm 17,8% tổng kim ngạch xuất khẩu; tiếp đến là EU đạt hơn 10 tỷ USD chiếm 16,6%, ASEAN đạt 8,6 tỷ USD chiếm 14%, Trung Quốc đạt 6,6 tỷ USD chiếm 10,6%.
Cũng theo Bộ Công Thương, mặc dù Việt Nam đang được hưởng một số ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do (AFTA) như AFTA với Trung Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản và đang đàm phán với EU và Mỹ nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết cơ hội này nên tỷ lệ xuất khẩu được hưởng các ưu đãi còn thấp.
Điều này xuất phát từ việc các doanh nghiệp chưa cập nhật được thông tin về các ưu đãi trên cũng như chưa quen với các thủ tục cần thiết để được nhận ưu đãi.
Ngoài ra, tỷ lệ sử dụng ưu đãi của các doanh nghiệp các nước khác trong ASEAN cao hơn so với Việt Nam. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã bỏ lỡ cơ hội mở rộng xuất khẩu do thiếu thông tin và năng lực thực hiện các yêu cầu được đề ra để được nhận ưu đãi./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)