Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), tháng 11, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tiếp tục dẫn đầu, đạt 1,3 tỷ USD; nâng tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 11 tháng đạt gần 13,8 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, năm 2012 tiếp tục là năm khó khăn đối với ngành dệt may bởi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, chi phí đầu vào tiếp tục tăng đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Nhận định từ các chuyên gia trong ngành, khủng hoảng kinh tế đã khiến nhiều nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam bị sụt giảm đơn hàng tại các thị trường truyền thống. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU có dấu hiệu giảm sút so với cùng kỳ, không chỉ tác động đến việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm 2012 của ngành dệt may mà còn có khả năng đơn hàng tiếp tục giảm trong năm 2013.
Bên cạnh sự giảm sút về kim ngạch xuất khẩu, khủng hoảng khu vực EU khiến đồng euro biến động và mất giá liên tục, hàng dệt may của Việt Nam xuất đi EU giao dịch bằng euro nhưng đa số doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan... phải thanh toán bằng USD. Chính sự chênh lệch từ phương thức thanh toán tỷ giá khiến không ít doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sụt giảm lợi nhuận.
Do đó, để mục tiêu xuất khẩu không bị ảnh hưởng, điều mà các doanh nghiệp dệt may hiện nay cần quan tâm là thay vì ngồi chờ các nhà thương mại, nhà nhập khẩu truyền thống, doanh nghiệp phải trực tiếp tìm gặp những khách hàng mới, cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, trong đó quan tâm nhiều hơn tới các khách hàng Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc... đồng thời tăng cường xuất khẩu sản phẩm sợi sang thị trường Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Ðông, châu Phi...
Ngành dệt may đã triển khai một số dự án tiếp tục đầu tư vào khu công nghiệp nguyên phụ liệu; tập trung nâng cấp chất lượng vải chuẩn để làm ra hàng xuất khẩu với chất lượng cao. Cùng đó, Vitas còn hỗ trợ các doanh nghiệp để cùng xây dựng hệ thống phân phối, xây dựng thương hiệu.
Ngoài ra, Bộ Công Thương đang nỗ lực triển khai các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhằm khai thông thị trường những tháng cuối năm và đưa ra các dự báo về thị trường, cảnh báo về việc thay đổi chính sách, cơ chế quản lý nhập khẩu, kiểm soát chất lượng tại các thị trường giúp các doanh nghiệp tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu trong tháng còn lại./.
Tuy nhiên, năm 2012 tiếp tục là năm khó khăn đối với ngành dệt may bởi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, chi phí đầu vào tiếp tục tăng đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Nhận định từ các chuyên gia trong ngành, khủng hoảng kinh tế đã khiến nhiều nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam bị sụt giảm đơn hàng tại các thị trường truyền thống. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU có dấu hiệu giảm sút so với cùng kỳ, không chỉ tác động đến việc hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm 2012 của ngành dệt may mà còn có khả năng đơn hàng tiếp tục giảm trong năm 2013.
Bên cạnh sự giảm sút về kim ngạch xuất khẩu, khủng hoảng khu vực EU khiến đồng euro biến động và mất giá liên tục, hàng dệt may của Việt Nam xuất đi EU giao dịch bằng euro nhưng đa số doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan... phải thanh toán bằng USD. Chính sự chênh lệch từ phương thức thanh toán tỷ giá khiến không ít doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sụt giảm lợi nhuận.
Do đó, để mục tiêu xuất khẩu không bị ảnh hưởng, điều mà các doanh nghiệp dệt may hiện nay cần quan tâm là thay vì ngồi chờ các nhà thương mại, nhà nhập khẩu truyền thống, doanh nghiệp phải trực tiếp tìm gặp những khách hàng mới, cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, trong đó quan tâm nhiều hơn tới các khách hàng Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc... đồng thời tăng cường xuất khẩu sản phẩm sợi sang thị trường Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Ðông, châu Phi...
Ngành dệt may đã triển khai một số dự án tiếp tục đầu tư vào khu công nghiệp nguyên phụ liệu; tập trung nâng cấp chất lượng vải chuẩn để làm ra hàng xuất khẩu với chất lượng cao. Cùng đó, Vitas còn hỗ trợ các doanh nghiệp để cùng xây dựng hệ thống phân phối, xây dựng thương hiệu.
Ngoài ra, Bộ Công Thương đang nỗ lực triển khai các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nhằm khai thông thị trường những tháng cuối năm và đưa ra các dự báo về thị trường, cảnh báo về việc thay đổi chính sách, cơ chế quản lý nhập khẩu, kiểm soát chất lượng tại các thị trường giúp các doanh nghiệp tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu trong tháng còn lại./.
Uyên Hương (TTXVN)