Tiếp tục chuỗi Hội thảo truyền hình trực tuyến “Bài học từ thảm họa thiên tai”, ngày 7/6 tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam (VDIC), phối hợp với nhóm Quản lý Rủi ro Thiên tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương tổ chức Hội thảo “Cải thiện khí hậu và ứng phó thiên tai thông qua liên kết bảo trợ xã hội, quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu”, nhằm chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp với cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực bảo trợ xã hội.
Các đại biểu tập trung thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm thu hút sự tham gia của người dân địa phương trong việc xây dựng mạng lưới an sinh xã hội; cơ hội cho những người bị mất việc làm hoặc mất khả năng sinh kế khi bị ảnh hưởng thiên tai và việc đầu tư xây dựng các chương trình giảm thiểu biến đổi khí hậu…
Một chuyên gia trong lĩnh vực rủi ro thiên tai ở Ethiopia chia sẻ, việc xây dựng chương trình mạng lưới an sinh (PSNP) được rút ra từ bài học kinh nghiệm của nước này sau khi xảy ra thiên tai lũ lụt năm 2010, đó là thúc đẩy thị trường, hỗ trợ giúp đỡ người dân, như vận động từng hộ dân, từng gia đình lao động công ích, trồng cây xanh để tăng cường phủ xanh, tăng mực nước ngầm, bảo vệ môi trường, tiếp cận phòng ngừa để ngăn chặn thiên tai từ gốc chứ không phải đợi thiên thai xảy ra mới ứng phó và khắc phục hậu quả…
Bên cạnh đó, Ethiopia còn có sáng kiến mới mang tên “thông minh với khí hậu” nhằm tìm kiếm các nguồn vốn của các nhà tài trợ để triển khai các chương trình tương tự với quy mô rộng hơn làm giảm thiểu tối đa các thảm họa do thiên tai gây ra.
Ethiopia là nước thường xuyên xảy ra hạn hán và khô cằn, với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, vì vậy lượng mưa rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp.
Thông qua chương trình xây dựng chương trình mạng lưới an sinh, Ethiopia đã kêu gọi các nhà tài trợ đầu tư xây dựng cơ chế một cửa; xây dựng các nguồn lương thực tích trữ trợ giúp người dân khi gặp rủi ro, do người dân xây dựng nhóm quản lý, từ đó sẽ kết nối người dân địa phương tham gia vào việc quản lý các chương trình hoạt động bảo trợ xã hội khi xảy ra rủi ro thiên tai; đồng thời có một số cơ chế để những người mất việc hoặc mất khả năng sinh kế khi bị ảnh hưởng thiên tai đăng ký tham gia vào chương trình trợ cấp phục hồi sau khi xảy ra thiên tai…
Việt Nam không phải là nơi hứng chịu thảm họa sóng thần và động đất lớn, nhưng là một trong những quốc gia phải chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Thảm họa thiên nhiên là một trong những nguồn rủi ro chính cho người nghèo tại Việt Nam, và đây là một trở ngại nghiêm trọng để đạt được sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội.
Do đó, giảm nhẹ thiên tai và các chương trình quản lý là một phần không thể thiếu trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần coi trọng sự phối hợp giữa quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu và bảo trợ xã hội, bởi người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội thường bị ảnh hưởng nhiều bởi thảm họa thiên nhiên.
Họ rất khó để đối phó và nhanh chóng khắc phục rủi ro, do đó cần thực hiện những nỗ lực để giúp đỡ những nhóm người này trước những tác động bất lợi của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, việc liên kết giữa quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo trợ xã hội sẽ thúc đẩy khả năng phục hồi và tạo điều kiện thuận lợi cho khôi phục sau thiên tai nhanh và bền vững hơn./.
Các đại biểu tập trung thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm thu hút sự tham gia của người dân địa phương trong việc xây dựng mạng lưới an sinh xã hội; cơ hội cho những người bị mất việc làm hoặc mất khả năng sinh kế khi bị ảnh hưởng thiên tai và việc đầu tư xây dựng các chương trình giảm thiểu biến đổi khí hậu…
Một chuyên gia trong lĩnh vực rủi ro thiên tai ở Ethiopia chia sẻ, việc xây dựng chương trình mạng lưới an sinh (PSNP) được rút ra từ bài học kinh nghiệm của nước này sau khi xảy ra thiên tai lũ lụt năm 2010, đó là thúc đẩy thị trường, hỗ trợ giúp đỡ người dân, như vận động từng hộ dân, từng gia đình lao động công ích, trồng cây xanh để tăng cường phủ xanh, tăng mực nước ngầm, bảo vệ môi trường, tiếp cận phòng ngừa để ngăn chặn thiên tai từ gốc chứ không phải đợi thiên thai xảy ra mới ứng phó và khắc phục hậu quả…
Bên cạnh đó, Ethiopia còn có sáng kiến mới mang tên “thông minh với khí hậu” nhằm tìm kiếm các nguồn vốn của các nhà tài trợ để triển khai các chương trình tương tự với quy mô rộng hơn làm giảm thiểu tối đa các thảm họa do thiên tai gây ra.
Ethiopia là nước thường xuyên xảy ra hạn hán và khô cằn, với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, vì vậy lượng mưa rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển nông nghiệp.
Thông qua chương trình xây dựng chương trình mạng lưới an sinh, Ethiopia đã kêu gọi các nhà tài trợ đầu tư xây dựng cơ chế một cửa; xây dựng các nguồn lương thực tích trữ trợ giúp người dân khi gặp rủi ro, do người dân xây dựng nhóm quản lý, từ đó sẽ kết nối người dân địa phương tham gia vào việc quản lý các chương trình hoạt động bảo trợ xã hội khi xảy ra rủi ro thiên tai; đồng thời có một số cơ chế để những người mất việc hoặc mất khả năng sinh kế khi bị ảnh hưởng thiên tai đăng ký tham gia vào chương trình trợ cấp phục hồi sau khi xảy ra thiên tai…
Việt Nam không phải là nơi hứng chịu thảm họa sóng thần và động đất lớn, nhưng là một trong những quốc gia phải chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Thảm họa thiên nhiên là một trong những nguồn rủi ro chính cho người nghèo tại Việt Nam, và đây là một trở ngại nghiêm trọng để đạt được sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội.
Do đó, giảm nhẹ thiên tai và các chương trình quản lý là một phần không thể thiếu trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của Việt Nam.
Theo các chuyên gia, Việt Nam cần coi trọng sự phối hợp giữa quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu và bảo trợ xã hội, bởi người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội thường bị ảnh hưởng nhiều bởi thảm họa thiên nhiên.
Họ rất khó để đối phó và nhanh chóng khắc phục rủi ro, do đó cần thực hiện những nỗ lực để giúp đỡ những nhóm người này trước những tác động bất lợi của thiên tai và biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, việc liên kết giữa quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo trợ xã hội sẽ thúc đẩy khả năng phục hồi và tạo điều kiện thuận lợi cho khôi phục sau thiên tai nhanh và bền vững hơn./.
Lý Thanh Hương (TTXVN)